Chúng ta cũng có một thí nghiệm khác cho thấy được khả năng "bay hơi" của nitrogen lỏng đáng sợ như thế nào. Như đã nói ở trên, nitrogen lỏng hóa khí và giãn nở với tốc độ rất nhanh - từ 1 đơn vị thể tích lên tới 694 đơn vị chỉ trong vài giây ở nhiệt độ phòng.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như ta đưa nitrogen lỏng vào một chai nhựa rồi... đóng chặt nắp. Sau đó đổ lên trên 1.500 trái bóng bàn?


Với tốc độ giãn nở nhanh như vậy, áp suất tạo ra sẽ rất lớn. Và chúng ta có thể thấy điều gì sẽ xảy ra nếu nitơ bị "nhốt" trong một không gian chật hẹp như vậy: cái chai phát nổ, và lực phát ra mạnh đến nỗi làm bắn tung 1.500 quả bóng bàn.


Lưu ý: đây là 1 thí nghiệm an toàn, tuy nhiên nếu thực hiện thì các bạn cần chú ý rằng nitơ dễ gây ra bỏng lạnh và cần thực hiện ở nơi thoáng khí nhé!
Đố bạn lý giải được hiện tượng của thí nghiệm "hoành tráng" trong bài viết dưới đây.
Chúng ta biết rằng, là khí nitrogen (khí nitơ) được hóa lỏng ở một do trang tri handmade dep nhiệt độ rất thấp (77 độ K, tương đương -196 độ C). Tuy nhiên, biết thì biết thế thôi, liệu các bạn có thể giải đáp được hiện tượng bí ẩn trong thí nghiệm dưới đây hay không? Hãy cùng thử xem sao.

rất đơn giản thôi: hãy chuẩn bị một quả bóng bàn (có thể bôi thêm các vệt đen cho dễ quan sát hiện tượng), rồi nhúng vào một bình nitrogen lỏng.




Sau khoảng 10s, bạn hãy gắp quả bóng ra và quan sát hiện tượng.


Lúc này, bạn sẽ thấy quả bóng bàn được quay với vận tốc lên tới cả nghìn vòng/phút. Thật thú vị nhưng vô cùng khó hiểu đúng không? Cùng xem video sau để hiểu rõ hơn về hiện tượng này.


Vì sao lại thế?

Về bản chất, đây là hiện tượng giãn nở khí nitơ.

Như ta đã biết, nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp, dụng cụ thủ công handmade vậy nên chất này cũng hóa khí cực nhanh ở nhiệt độ thường - từ 1 đơn vị thể tích lên tới 694 đơn vị chỉ trong vài giây.

Trong khi đó, khí bên trong quả bóng là không khí ở nhiệt độ thường, do đó khi nhúng quả bóng vào nitrogen lỏng, nhiệt độ khí bên trong sẽ giảm xuống nhanh chóng.

Theo định luật bảo toàn khí lý tưởng PV = nRT, nhiệt độ giảm, tức là áp suất giảm theo. Khi đó, khí nitrogen sẽ bị hút vào trong quả bóng thông qua 2 lỗ đã đục từ trước. Quá trình này chỉ dừng lại khi quả bóng đạt cùng nhiệt độ của nitrogen.


Sau đó khi đặt trái bóng lên bàn, nhiệt độ xung quanh quần áo thiết kế sẽ được hấp thụ. Lúc này, áp suất khí bên trong sẽ được đẩy lên, nên hơi nước và dòng khí nitrogen đậm đặc bên trong sẽ nhanh chóng "xì" ra khỏi 2 lỗ khí của bóng bàn, tạo thành momen ngẫu lực giúp trái bóng quay nhanh đến vậy.

View more random threads: