Kết quả 1 đến 10 của 179
-
06-23-2014, 08:15 AM #1Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Máy Mac bị chậm sau một thời gian sử dụng, làm sao bây giờ?
Máy Mac và OS X là những hệ thống rất tốt, độ ổn định cao và chúng ta có thể không cần cài lại hệ điều hành thường xuyên. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng vẫn có lúc chúng ta cảm thấy chiếc máy tính của mình dường như chạy chậm đi rất nhiều so với trước đây, biểu tượng chờ bảy màu xuất hiện thường xuyên hơn, việc mở ứng dụng, xử lý các tác vụ thông thường hay thậm chí mở trang web cũng trở nên chậm chạp. Vậy tại sao điều này lại xảy ra và khắc phục nó như thế nào?
Nói tới lý do thì có nhiều lắm, ví dụ như ổ đĩa bị đầy và nó khiến các hoạt động thông thường của OS X bị chậm hẳn đi. Ngoài ra, các phần mềm bị crash (tức bị đóng và lỗi) cũng có thể khiến các tập tin tạm của hệ thống bị ảnh hưởng, từ đó khiến hiệu năng không còn được như trước. Những phần mềm cũ không xài nữa có thể vẫn còn tồn tại một số tiến trình chạy nền, hoặc bạn không có đủ RAM để giải quyết cho nhu cầu sử dụng của mình. Nếu bạn cũng gặp tình trạng máy Mac trở nên "rùa bò", hãy thử qua 5 cách sau đây:
- Giải phóng dung lượng lưu trữ
- Xây dựng lại cấu trúc thư mục hệ thống và dọn bộ nhớ tạm
- Xóa bớt các app chạy cùng lúc với OS X
- Xóa bớt các Internet plugin
- Quản lý RAM tốt hơn (hoặc bổ sung thêm RAM)
Một ổ SSD hay HDD bị đầy luôn khiến hệ thống bị chậm đi, và không riêng gì OS X mà Windows cũng gặp tình trạng này. Bình thường hệ điều hành và app sẽ dùng RAM để lưu những dữ liệu cần thiết cho việc hoạt động của chúng, tuy nhiên song song đó chúng cũng thường xuyên phải truy cập vào HDD hoặc SSD để đọc/ghi dữ liệu hoặc tạo ra tập tin tạm nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng của chúng ta. Một ổ lưu trữ bị đầy khiến quá trình này bị hạn chế, hay tệ hơn là không còn chỗ để tạo tập tin tạm, thế nên chúng làm cho hệ thống trở nên chậm chạp thấy rõ.
Để xem dung lượng trống của ổ lưu trữ trên máy, bạn vào > About This Mac > Storage. Trong cửa sổ mới, bạn dễ dàng thấy được từng loại nội dung chiếm bao nhiêu GB, từ đó quyết định xóa bớt những thứ không cần thiết. Nếu muốn, anh em cũng có thể xài thêm những công cụ hỗ trợ dọn dẹp hệ thống như [B]Apple màu xám và một thanh chạy xuất hiện, bạn đã có thể bỏ phím Shift ra. Lúc thanh tiến trình chạy hết, bạn sẽ vào được OS X, khi đó chỉ cần restart lại một lần là xong. Quá trình này có thể mất từ 10 phút đến một tiếng tùy tình trạng hệ thống.
Để sửa chữa disk directory ở mức độ cao cấp hơn, bạn có thể xài DiskWarrior. Ứng dụng này có thể giúp ích khi máy tính của bạn không thể chạy một cách bình thường và bị lỗi quá nhiều. Tuy nhiên, với nhu cầu bình thường thì Safe Boot là đủ.
Cũng có thể bạn sẽ được khuyên dùng app Disk Utility để “repair permissions”. Ở thời gian trước thì cách này hữu ích, nhưng trong những phiên bản OS X mới đây thì biện pháp sửa phân quyền không còn nhiều tác dụng, thay đổi không rõ rệt và thậm chí là không có gì được cải thiện cả.
Xóa bớt các app khởi chạy cùng với OS X
Những ứng dụng khởi động cùng lúc với hệ thống có thể khiến máy rất chậm sau khi mở lên, bởi vì hệ thống vừa phải xử lý việc boot của mình, vừa phải chạy các app đó nữa. Một số app cần thiết như bộ gõ tiếng Việt hay ứng dụng đồng bộ đám mây thì không nói, nhưng các app như Skype, Evernote… thì khi cần chúng ta vẫn có thể chạy chúng lên mà, đâu nhất thiết phải khởi động cùng lúc với OS X. Thế nên bạn hãy bỏ chúng đi bằng cách vào > System Preferences > Users & Groups.
Trong cửa sổ vừa xuất hiện, chọn thẻ “Login Items”, nhấn vào biểu tượng ổ khóa ở cạnh dưới màn hình để unlock việc chỉnh sửa rồi bỏ chọn những ứng dụng mà bạn không muốn chạy cùng lúc với OS X. Nếu muốn, bạn cũng có thể bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi mục Login Items bằng cách chọn rồi nhấn vào dấu trừ.
Trong ổ cứng của mình, bạn cũng có thể kiểm tra một vài folder như:
- Macintosh HD > Library > LaunchAgents
- Macintosh HD > Library > LaunchDaemons
- Macintosh HD > Library > StartupItems
- Macintosh HD > Users > Thư mục Home của bạn > Library > LaunchAgents
- Macintosh HD > Users > Thư mục Home của bạn > Library > StartupItems
Ghi chú: Với người dùng OS X 10.7 trở lên, để vào Library, bạn chạy Finder, nhấn phím Option trên bàn phím, vừa nhấn vừa click chuột vào menu Go ở cạnh trên màn hình thì sẽ thấy mục Library xuất hiện.
Xóa bớt các Internet plugin
Internet plugin cũng có thể là nguyên nhân làm chậm máy. Chúng được tự động cài khi bạn ghé thăm một số trang web nhất định, nhưng hiếm khi nào được gỡ bỏ. Bạn sẽ không cần plugin RealPlayer từ những năm 2005 bởi định dạng video này không còn phổ biến trên web, vậy tại sao chúng ta lại cho phép nó chạy để làm chậm máy? Hãy kiểm tra một trong hai thư mục sau đây và xóa đi những gì bạn không còn xài.
- Macintosh HD > Library > Internet Plug-Ins
- Macintosh HD > Users > Thư mục Home của bạn > Library > Internet Plug-Ins
Quản lý RAM tốt hơn (hoặc bổ sung thêm RAM)
Máy tính của chúng ta dùng RAM một cách thường xuyên cho hầu hết các ứng dụng mà bạn chạy. Thông thường, càng có dung lượng RAM lớn thì bạn có thể chạy nhiều app cùng lúc hơn, và hiệu năng xử lý của app cũng tăng lên. Tuy nhiên, cũng đừng nghĩ rằng cứ gắn thiệt nhiều RAM vào là tốt, có khi bạn chỉ đang phí tiền mà thôi bởi nhu cầu của bạn không xài tới. Thay vào đó, trước khi bỏ tiền ra nâng cấp RAM, hãy thử qua vài cách sau để quản lý bộ nhớ tốt hơn:
- Thoát hẳn các app không còn dùng (Command + Q hoặc vào menu Tên ứng dụng > Quit). Nếu bạn chỉ đóng dấu chéo màu đỏ trên cửa sổ thì app nhiều khả năng sẽ không thoát hẳn mà chỉ đóng lại thôi.
- Khởi động lại máy. Cách này quá dễ dàng, và bạn nên thử nó khi gặp tình trạng máy bị chậm. Mấy bản OS X mới và cả Windows mới thì không còn cần reboot thường xuyên, nhưng nếu có chuyện thì đây cũng là một cách giải quyết vừa nhanh và vừa hiệu quả.
- Đừng cố gắng mở cả chục tab trong trình duyệt hoặc mở cả đống tài liệu trong khi bạn chỉ dùng cùng lúc 2-3 cái. Đồng ý là bạn sẽ mất ít thời gian hơn để mở file, nhưng trong lúc bạn không xài chúng thì chúng vẫn đang chiếm tài nguyên và khiến công việc của bạn chậm lại đấy. Chỉ mở đúng số tab hoặc file bạn cần mà thôi, cái nào dùng xong rồi thì đóng lại.
Nếu tất cả những điều trên không giải quyết được nhu cầu của bạn thì bây giờ mới nghĩ đến việc tăng dung lượng RAM của máy nhé. Hầu hết những chiếc Mac đang bán ra đều có RAM 4GB, đủ cho hầu hết nhu cầu phổ thông. Bạn có thể nâng nó thành 8GB hoặc 16GB để xài thoải mái hơn. Với các bạn xài MacBook Pro thường thì mới nâng cấp được, các bạn dùng MacBook Air và Pro Retina thì không vì RAM hàn chết trên bo mạch chủ rồi.
Có nên cài lại hệ điều hành khi máy bị chậm?
Việc bạn cài lại hệ điều có thể sẽ giúp ích, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Lúc chưa biết đến những thủ thuật bên trên, mình cũng hay cài lại OS X mỗi khi máy bị chậm vì thói quen này có từ thời còn xài máy Windows, tuy nhiên quá trình này tốn nhiều thời gian, lại làm công việc của chúng ta bị gián đoạn. Khi cài lại xong thì hiệu năng đôi khi cũng y như cũ chứ không nhanh hơn được bao nhiêu vì không gian lưu trữ vẫn bị đầy và thói quen mở quá nhiều app cùng lúc. Chính vì thế, trước khi thử format ổ đĩa và reinstall OS X, bạn hãy thử dọn dẹp hệ thống cho sạch sẽ đâu đó cái đã. Nếu lỗi vẫn còn thì hãy nghĩ đến chuyện cài lại nhé.
Đến đây là kết thúc phần chia sẻ của mình, giờ đến lượt các bạn. Khi máy chậm sau một thời gian dài thì bạn sẽ làm gì? Hãy bình luận vào ngay trong topic này để mọi người cùng xem nhé.
Tham khảo: Cult of MacView more random threads:
- Hướng dẫn xóa bỏ phân vùng "Recovery HD" trên Mac sau khi cài Lion
- Máy Macbook không thể vào hệ điều hành
- phần mềm edit video
- Nên mua 13' 2015 hay 15' 2013
- Hỏi về cách cài font TCVN-3 trên Mavericks
- giúp e cài HDH mac từ usb
- dung lượng ram laptop bị đầy, máy chạy chậm và cách xử trí
- Tư vấn mua macbook pro hay air
- Chuyên gia giúp em máy không khởi động được vào Macos
- cài đặt iatkosml3u help me
-
06-23-2014, 04:33 PM #2Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Mình tưởng chỉ có Windows xài 1 thời gian bị chậm đi thôi chứ... [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
-
06-23-2014, 04:33 PM #3Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Máy nào cũng thế cả thôi
No problem!
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi làm
-
06-23-2014, 04:35 PM #4Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Rất hay, Cảm ơn anh Duy Luân nhiều!
-
06-23-2014, 04:37 PM #5Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
mac có ngốn ram như win không nhỉ
-
06-23-2014, 04:38 PM #6Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Cảm ơn anh về bài viết. Rất hữu ích cho máy của em luac này
Gửi từ iPod touch của tôi sử dụng Tinhte.vn
-
06-23-2014, 04:39 PM #7Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Máy Mac và OS X là những hệ thống
rất tốt, độ ổn định cao và chúng ta có
thể không cần lại hệ điều hành
thường xuyên.
Lại bác DUY LUAN! Viết thiếu ,viêt sai cũng đưa bài lên...hay là mình ngu không hiểu.
-
06-23-2014, 04:39 PM #8Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Chạy cả năm, không cảm nhận thấy chậm lắm...
-
06-23-2014, 04:39 PM #9Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
có con mac air cũng đang bị tình trạng này
còn cái desktop w8 thì dùng lâu rồi không sao, khác hẳn lúc dùng w7 trở xuống [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
-
06-23-2014, 04:40 PM #10Junior Member
- Ngày tham gia
- Jan 2015
- Bài viết
- 0
Gửi bởi Nokia6686
Các Chủ đề tương tự
-
Thay đổi nội thất không gian của bé
Bởi atdzvl12 trong diễn đàn Nội Ngoại ThấtTrả lời: 0Bài viết cuối: 06-23-2015, 03:58 PM
Tạo mắt 2 mí bằng chỉ không phẫu...
Hôm nay, 11:10 PM in Rao Vặt Tổng Hợp