Bị thủy đậu nên ăn hoa quả gì để mau khỏi và không để lại sẹo? Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì những thông tin dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn đấy.

>>> xem thêm: công dụng của thuốc efferalgan

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm thường rơi vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 6. Bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Virus này sẽ truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương, hay vết lở loét của người bệnh.

Tất cả các đối tượng đều có nguy cơ mắc căn bệnh này, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi, độ tuổi thường bị bệnh nhất là từ 2 – 8 tuổi, bệnh ở người lớn thường nặng hơn là ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày nếu không xuất hiện các biến chứng, các nốt phỏng rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da và không để lại sẹo, nhưng nếu lỡ bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể sễ để lại sẹo. Bệnh nhân có thể chỉ bị nổi từ vài mụn cho đến hơn 500 mụn trên toàn thân hoặc cũng có thể hơn.

Tuy không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng nếu như không được chữa trị kịp thời và ăn uống, kiêng khem điều độ thì có khả năng bệnh sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm da, viêm phổi, viêm não, viêm cầu thận… Vậy nên khi có một trong số những triệu chứng như sốt cao, nhức mỏi toàn thân, ăn uống kém, trên người xuất hiện những nốt mụn nước có dịch mủ thì cần ngay lập tức đến gặp các bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn điều trị bệnh.


Người bị thủy đậu nên ăn hoa quả gì là tốt nhất?

Theo lời khuyên của các bác sĩ đến từ trường cao đẳng Dược TPHCM thì bên cạnh chế độ điều trị khoa học theo sự chỉ định của các bác sĩ thì những người mắc bệnh thủy đậu cũng cần phải bổ sung thêm cho mình những dưỡng chất cần thiết, bổ sung năng lượng để cơ thể tăng khả năng chống trọi lại được với bệnh.

Việc bổ sung thêm các loại hoa quả đối với những người bị bệnh thủy đậu là điều vô cùng đúng đắn. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, các loại quả tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh thủy đậu đó là cam, chanh, cà chua, quả bơ, dưa hấu, dưa chuột, quả lê…

Theo lý giải của các bác sĩ trường cao đẳng Dược TPHCM thì đây là những loại thực phẩm giàu vitamin A và C, chất béo omega-3, carotenoid giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng và kích thích sản sinh collagen trong cơ thể để phòng ngừa hình thành sẹo lõm. Bên cạnh đó thì trong những loại quả này còn có chứa 1 lượng lớn canxi, sắt, protein, lipid, cenlulose, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axit acetic…giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng viêm phổi và viêm phế quản cấp tính trong trường hợp không may bị thủy đậu ác tính.

Có câu “phòng bệnh, hơn chữa bệnh”, biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất chính là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc xin phòng ngừa. Biện pháp này hiệu quả đến 90 – 100% với thủy đậu dạng nặng và 70 – 90% với thể nhẹ. Vắc xin phòng ngừa có tác dụng miễn nhiễm trong thời gian lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao và ít tác dụng phụ.

Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu, mũi thứ nhất tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi tiêm nhắc lại lúc 4 tuổi. Người lớn có thể tiêm vắc xin bất cứ lúc nào nếu chưa mắc bệnh lần nào.

Các bác sĩ trường cao đẳng Dược TPHCM - https://caodangyduochochiminh.vn cho biết, cân tạo miễn dịch thụ động bằng cách tiêm globin miễn dịch (VZIG hay HZIP) cho người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Biện pháp này thường áp dụng cho: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch và chưa từng bị bệnh, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh.

Cần cách ly bệnh nhân bị thủy đậu trong 7 – 10 ngày để tránh bệnh lây lan sang người khác. Tuy nhiên, việc cách ly không đảm bảo tuyệt đối rằng những người khác không bị lây, vì virus có thể bị lây nhiễm từ trước đó.