Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp.

Nếu gặp khó khăn thì bạn có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê ở tphcm , hà nội,... Của Tri thức cộng đồng
2/ Vai trò phân tích hoạt động kinh doanh
– Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng; cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh
– Là cơ sở ra quyết định đúng trong các chức năng quản lý, kiểm tra, đánh giá, điều hành hoạt động kinh doanh. Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh, hạn chế của mình để xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh có hiệu quả
– Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
– Qua phân tích hoạt động kinh doanh các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp
3/ Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh
a/ Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó.
Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình.
Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao chép được) sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp
Theo Fred R. David, phân tích môi trường bên trong cũng cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các nhân viên thừa hành, các khách hàng…cần phải thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phân tích để xác định những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Để có được những lựa chọn đúng đắn, cần chú ý đến:
– Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng.
– Văn hóa tổ chức.
b/ Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến họat động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài bao gồm:
– Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát).
– Môi trường vi mô (môi trường ngành/ môi trường cạnh tranh).
Môi trường bên ngoài bao gồm rất nhiều yếu tố, mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận diện những cơ hội, cũng như những nguy cơ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài không đặt rất tham vọng nghiên cứu tất cả các yếu tố của môi trường bên ngoài, mà chỉ giới hạn nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà những yếu tố này có thể khác nhau.
Môi trường bên ngoài thường xuyên thay đổi, kéo theo những tác động đến doanh nghiệp cũng thay đổi, để đảm bảo cho quá trình quản trị chiến lược thành công, thì phải tiến hành nghiên cứu môi trường bên ngoài thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ, không thể dựa vào kết quả nghiên cứu môi trường bên ngoài của giai đoạn cũ để xay dựng chiến lược cho giai đoạn mới.
Tham khảo thêm các bài viết khác của Tri thức cộng động:
+ các đề tài về nhà hàng khách sạn
+ báo cáo thực tập nhà hàng