1/ Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá trị hay những phiếu nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, là chiếc cầu nối giữa cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Trên thị trường tài chính các nguồn cung và cầu về vốn sẽ gặp nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm…. Cũng như hàng tiêu dùng là đối tượng của thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất là đối tượng của thị trường tư liệu sản xuất…, đối tượng của thị trường tài chính là những nguồn cung cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước …
Thị trường chứng khoán là nơi giúp những người có tiền tiết kiệm để đầu tư, với hy vọng có thể kiếm thêm tiền lời. Thị trường chứng khoán giúp cho những nhà doanh nghiệp cần vốn để thực hiện các dự án kinh doanh, là phương tiện để gọi người hùn vốn hoặc để vay tiền. Thị trường chứng khoán chuyển tiền từ khu vực phi sản xuất sang khu vực sản xuất, khiến đồng tiền không sinh lời thành đồng tiền kinh doanh sinh lời.
Tóm lại, thị trường chứng khoán tạo môi trường thuận lợi cho quá trình huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời phá thế độc quyền của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng.

Khái niệm về thị trường chứng khoán
2/ Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường
– Thị trường chứng khoán kích thích các doanh nghiệp tuân thủ theo luật pháp và quan tâm tới hiệu quả.
Các tổ chức phát hành chứng khoán muốn niêm yết, giao dịch chứng khoán của mình tại sở giao dịch phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt của tiêu chuẩn niêm yết. Các tiêu chuẩn niêm yết này được xem xét trên hai khía cạnh khác nhau, đó là tiêu chuẩn về mạt định tính và tiêu chuẩn về mặt định lượng.
Mỗi một thị trường đều có những tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng khác nhau, nhưng nhìn chung đều xem xét trên các khía cạnh: tổng tài sản có của tổ chức niêm yết; tỷ lệ nợ trên vốn khả dụng; số năm làm ăn có lãi và tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn về hệ số sử dụng vốn, cơ cấu phân bổ vốn, cơ cấu hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, nghĩa vụ công bố thông tin công khai, minh bạch cũng được xem xét trong quá trình chấp thuận cho việc cho phép niêm yết tại sở giao dịch.
Chính điều này đã tạo cho các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả và tuân thủ luật pháp, bởi lẻ các chứng khoán của họ mới được thị trường chấp nhận và các nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua các chứng khoán.
– Thị trường chứng khoán tạo thói quen về đầu tư.
Chúng ta biết rằng, nguồn tiết kiệm tiềm tàng trong công chúng rất lớn và hệ thống ngân hàng chưa thu hút được tiềm năng này. Hơn nữa, dân chúng cũng chưa phân biệt rõ thế nào là hùn vốn. Chúng ta đã thấy nhiều công ty cổ phần ra đời và nhiều cổ đông đã xem nguồn vốn của mình như là một loại ký thác và đòi hỏi đơn vị phải bảo đảm một lãi suất tương đương cho phần hùn của mình không cần biết đơn vị làm ăn ra sao.
Thị trường chứng khoán, với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu, sẽ là môi trường thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, và các loại chứng khoán cũng như mọi loại nghiệp vụ ở thị trường thứ cấp.
Với sự phổ biến và hướng dẫn rộng rải người dân sẽ sử dụng nguồn tiết kiệm của mình để mua cổ phiếu hay chứng khoán với niềm tin về lợi nhuận hay tiền lãi bảo đảm. Dĩ nhiên là các nhà trung gian và môi giới phải làm tốt vai trò trung gian của mình để cho các nhà đầu tư riêng lẻ được thông tin đầy đủ về các đơn vị kinh tế đã hoặc đang phát hành cổ phiếu.
Nguồn tiết kiệm quan trọng này nếu không có thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục nằm yên dưới dạng cất giữ không sinh lợi cho bản thân người tiết kiệm cũng như cho quá trình phát triển của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán chẳng những là nơi khuyến khích đầu tư mà tạo điều kiện thực hiện mọi sự mua bán dễ dàng khi cần thiết. Sự phát triển của thị trường sơ cấp càng trở nên hấp dẫn và tạo thói quen cho mọi người tham gia vào thị trường.
– Thị trường chứng khoán là công cụ giảm áp lực lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều hành lưu thông tiền tệ, khi xuất hiện hiện tượng lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ đem bán các loại kỳ phiếu trên thị trường chứng khoán với lãi suất cao để thu hút bớt số tiền đang lưu thông về.
Với chính sách khuyến khích bằng lãi suất và bảo đảm chi trả, dân chúng sẽ sẵn sàng mua kỳ phiếu ngân hàng và từ đó sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Nghiệp vụ này của ngân hàng trung ương với mục đích can thiệp vào nền kinh tế gọi là nghiệp vụ thị trường mở(OMO), đây là công cụ được các ngân hàng trung ương ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển sữ dụng thường xuyên và là công cụ chủ yếu, có hiệu quả cao khi can thiệp vào nền kinh tế.
b/ Mặt tiêu cực của thị trường chứng khoán
Tuy thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư và phát triển, nhưng cũng chứa đựng những khía cạnh tiêu cực, đặc biệt thường xảy ra ở những quốc gia có hệ thống luật pháp chư hoàn chỉnh. Những mặt tiêu cực đó là:
– Yếu tố đầu cơ.
Đây là thuật ngữ dễ gây sự hiểu lầm, do đó chúng ta cần làm rỏ hai khái niệm:
+ Người đầu tư: Tức là đại đa số công chúng mua chứng khoán, là người mua bán chứng khoán cùng với mục tiêu kiếm lời nhưng qua một thời gian nhiều năm và họ muốn thông qua các cổ phiếu để cung làm chủ những công ty lớn mạnh và nổi danh.
+ Người đầu cơ: Thường là những người nhằm đến lợi ích ngay trước mắt. Bằng sự táo bạo của mình, họ chớp lấy thời cơ để mua hoặc bán chớp nhoáng các chứng khoán mục tiêu của người đầu cơ là kiếm lời thông qua việc mua và bán chứng khoán chấp nhận rủi ro miễn sao có lợi cho bản thân mình là được.
Yếu tố đầu cơ đã tạo ra tình trạng cung cầu chứng khoán giả tạo, từ đó gây nên sự thừa thải hay khan hiếm một cách giả tạo, dẫn đến giá cả chứng khoán sẽ tăng hoặc giảm sút đột ngột làm rối loạn thị trường, có thể gây ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
– Hiện tượng chèn ép cá lớn nuốt cá bé cũng có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán. Có nghĩa là những thương gia chứng khoán lớn thường đẩy giá lên cao hoặc dìm giá xuống thấp để thu lợi, gây thiệt hại cho những người chỉ có số chứng khoán ít ỏi, vì trên thị trường chứng khoán giá cả hoàn toàn do cung cầu quyết định qua sự thoả thuận giữa người bán và người mua.
Tham khảo các bài viết khác:
+ phát triển kinh tế biển
+ cơ cấu vốn tối ưu
+ Vai trò của thị trường chứng khoán