Bà bầu có được vặn mình không là thắc mắc hàng đầu của chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thêm những hiểu biết cần thiết, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Đến 6 shop bán đầm bầu đẹp nhất TP.HCM để luôn xinh đẹp rạng ngời trong thời kỳ mang thaiĐi bộ trong giai đoạn thai kỳ: Tuyệt chiêu giúp mẹ sinh thường dễ dàng nhanh chóngNhững điều tốt cho bà bầu suốt 9 tháng 10 ngày mẹ nên nhớ rõ


1. Bà bầu có được vặn mình không?
Khi trong giai đoạn bầu bí, chị em thường có cảm giác mỏi mệt, đau lưng, do đó nên hay vặn lưng, vặn mình để giảm bớt tình trạng này. Các mẹ tưởng chừng những động tác đơn giản này sẽ không có ảnh hưởng gì đến em bé, tuy nhiên sự thật không phải lúc nào cũng như thế, đặc biệt là khi ở những tháng cuối thai kỳ.

Nếu như bà bầu vặn mình mạnh và đột ngột có thể ảnh hưởng rất lớn đến em bé trong bụng, đồng thời còn không tốt cho cột sống của người mẹ. Do đó tốt nhất bạn hãy thật cẩn trọng và nhẹ nhàng hết sức có thể. Nếu cảm giác mỏi thì hãy nằm xuống nghỉ ngơi một lát hoặc nhờ người thân massage đúng cách sẽ có hiệu quả tốt hơn.


Bà bầu có được vặn mình không?

2. Những tư thế khác không tốt cho phụ nữ mang thai
Gập người liên tục
Cũng tương tự như thắc mắc bà bầu có vặn mình được không thì tư thế gập người cũng là điều nên tránh trong thời gian này. Khi các mẹ tái diễn động tác này một cách liên tục có thể dẫn đến cảm giác khó thở, đau lưng và quan trọng nhất chính là khiến bào thai trong bụng không được thoải mái. Nếu muốn nhặt một vật gì đó hãy nhờ những người xung quanh trợ giúp hoặc từ từ ngồi xuống nhé!
Đứng quá lâu một chỗ

Đứng quá lâu không di chuyển gây cản trở lưu thông máu, đồng thời gây sưng và khó chịu vùng mắt cá chân và bàn chân. Hơn nữa,nhiều cuộc khảo sát cho thấy những người phụ nữ thường xuyên phải đứng một chỗ sẽ sinh em bé nhỏ hơn người khác. Khi bắt buộc phải đứng, chị em nên để một chân lên cao hoặc chuyển chân sẽ dễ chịu hơn.


Bà bầu tránh đứng quá lâu một chỗ

Tư thế với tay lên cao
Theo dân gian cho rằng bà bầu không được với tay lên cao vì sẽ làm dây nhau quấn cổ nhưng thực chất đó là một quan niệm sai lầm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ đang mang thai nên vận động nhẹ nhàng, tránh xa các hoạt động quá mạnh, động tác đòi hỏi nhiều sức lực và không nên với tay lên quá cao.

Tư thế ngồi xổm
Lý do bà bầu không được ngồi xổm chính là khi bụng mẹ to lên sẽ tạo áp lực lên phần dưới và cột sống từ đó khiến các mạch máu bị ùn tắc, khó lưu thông sẽ vô cùng nguy hiểm.
Mặt khác, khi ngồi xổm quá lâu trong giai đoạn mang thai sẽ gây áp lực lên bàng quang có thể dẫn đến tình trạng bị đau bụng.


Hạn chế ngồi xổm đột ngột và quá lâu
Giờ thì bạn đã biết bà bầu có được vặn mình không rồi chứ? Hy vọng những chia sẻ trên cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất, đảm bảo sức khỏe để bước vào giai đoạn vượt cạn an toàn.

Nguồn: http://shee.vn/ba-bau-co-duoc-van-mi...thai-hay-khong