Hội Liên hiệp phụ nữ Đắk Lắk triển khai nhiều chương trình, khơi dậy ý tưởng khởi nghiệp của phụ nữ, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.



Nhận thấy việc chăn nuôi gà của các hộ dân trên địa bàn xã còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế không cao, năm 2015, chị Lê Thị Thu Hương ở thôn 3, xã Ea Kmut, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã vận động nhiều chị em trong thôn liên kết thành lập Câu lạc bộ nuôi gà đẻ trứng.

Với lợi thế là Bác sĩ thú y, thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật do Trạm khuyến nông huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chị Hương đã hướng dẫn các thành viên trong câu lạc bộ cách chăm sóc, tiêm vắc-xin, vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh theo đúng kỹ thuật, giúp đàn gà sinh trưởng tốt, tỷ lệ đẻ trứng đạt yêu cầu. Giống gà ri được chọn để nuôi vì dễ chăm sóc, có sức đề kháng tốt, trứng gà được thị trường ưa chuộng với giá bán từ 30.000-35.000 đồng/10 quả. Hiện nay, với trang trại quy mô 4.000 con gà, mỗi năm chị Hương thu lợi hàng trăm triệu đồng. Tag: máy quạt nước nuôi tôm

“Thành viên trong Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phải tìm đầu ra, kết hợp với nhiều lò ấp, nhận bao tiêu con giống, vừa gà vừa ngan. Nếu như chỉ có một lò ấp thì không tiêu thụ hết cho bà con. Nếu muốn liên kết với nhiều lò ấp thì người nuôi gà phải có kinh nghiệm và phải có vốn, dám đầu tư. Các thành viên phải có kiến thức và thay đổi cách nghĩ cách làm, đầu tư bài bản”, chị Lê Thu Hương cho biết.

Nguồn gốc giống gà được lựa chọn kỹ, quy trình chăn nuôi tuân thủ đúng kỹ thuật, trứng bán có giá cao và ổn định. Câu lạc bộ nuôi gà đẻ trứng ở xã Ea Kmut, huyện Ea Kar ngày càng thu hút nhiều phụ nữ trong thôn tham gia. Hiện nay, Câu lạc bộ có 25 hộ thành viên, với quy mô chăn nuôi từ 1.000-4.000 con gà/hộ, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 15.000 quả trứng.

Chị Nguyễn Thị Lịch cho biết, từ khi tham gia câu lạc bộ, thường xuyên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc gà, nên chị đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn gà từ 100 con lên 1.300 con. Nhờ đó, nguồn trứng và thu nhập cũng ổn định hơn. Tag: nuôi tôm sú

Còn với bà Hoàng Thị Tình, ở khối 4, phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, sau thời gian thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi, đã quyết định chọn trồng nấm để khởi nghiệp. Bà Tình cho biết, thông qua Chi hội phụ nữ, bà được duyệt vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư nhà trại, kệ trồng và giống. Hiện nay, trại nấm của bà Hoàng Thị Tình mỗi tháng bán ra thị trường khoảng 2 tạ nấm ăn các loại và gần chục kg nấm linh chi đóng gói, đem lại nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

“Ngày trước tôi chăn nuôi cả dê, thỏ, gà nhưng khi chuyển sang trồng nấm thì thấy hiệu quả hơn, bởi nấm là một loại rau sạch cung cấp cho thị trường. Với nấm linh chi tốt cho sức khỏe của người bị bệnh huyết áp nên tôi đã chuyển sang làm trại nấm”.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho biết, thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Thủ tướng Chính phủ, các cấp hội phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, như: tổ chức diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp, đối thoại trực tiếp với lãnh đạo các cấp về vấn đề khởi nghiệp của phụ nữ, vận động chị em xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp, thẩm định và cấp vốn cho các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.

Đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận gần 600 ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của phụ nữ, trong đó, 300 ý tưởng khả thi nhất đã được chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đề nghị bố trí kinh phí vốn cho vay, hỗ trợ với kinh phí gần 9 tỷ đồng. Phần lớn ý tưởng khởi nghiệp tập trung vào các lĩnh vực: buôn bán nhỏ lẻ, trồng rau, nuôi cá giống, chăn nuôi bò, heo, gà, may mặc. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

"Hội phụ nữ Tỉnh cũng đã hỗ trợ các quy trình thủ tục để doanh nghiệp cũng như chị em phụ nữ thực hiện hoạt động khởi nghiệp của mình đảm bảo đúng các quy định của Đảng và nhà nước”, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho hay.

Khác với các chương trình hỗ trợ vay vốn thông thường, phong trào Phụ nữ khởi nghiệp ở Đắk Lắk, ngoài tạo điều kiện cho vay vốn để sản xuất, hội phụ nữ còn hỗ trợ về thủ tục, giấy tờ, cơ chế và cùng theo sát, đồng hành trong quá trình phụ nữ tham gia khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Đây cũng là giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ đi vào thực chất, mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân cũng như xã hội./.

Nguồn: 2lua.vn/article/nuoi-ga-de-trung-thu-lai-hang-tram-trieu-dong-5b10bbcae49519fa1b8b4568.html