1. Đối tượng cho vay khách hàng cá nhân
Là nhu cầu cho vay cá nhân tùy thuộc vào tình hình tài chính của họ mà những mức độ khác nhau.
– Cá nhân có thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng không cao nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu giữa thu nhập và chi tiêu.
– Cá nhân có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng tăng cao, thường cá nhân vay mượn để mua hàng tiêu dùng chứ không dùng tiền dự phòng, không tiết chế nhu cầu tiêu thụ mà lao vào những chi tiêu có tính phô trương dẫn tới khả năng của chính họ.
– Cá nhân có thu nhập cao: nhu cầu tín dụng cao, tăng khả năng thanh toán hay một khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu, nhất là khi vốn của họ đang nằm trong tài khoản đầu tư dài hạn (nhu cầu của số người này thường lớn).
Những cá nhân trên là những cá nhân có đủ năng lực pháp lý thuộc nhiều thành phần khác nhau: các công chức nhà nước, viên chức các đơn vị không phải nhà nước, những người lao động tự do …
Mục đích vay thường chủ yếu để: mua, sửa chữa cải tạo, nâng cấp nhà ở, các chuyển động sản: xe hơi, xe máy…; các dụng cụ sinh hoạt: đồ gỗ, phương tiện thông tin và các dụng cụ sinh hoạt khác, các chi phí hôn lễ, nghỉ ngơi, học tập của sinh viên v.v…

Nếu bạn cần tham khảo thêm những kiến thức khác, hãy tham khảo các nội dung tại đây:
+ vai trò của marketing
+ khái niệm năng lực cạnh tranh
+ công thức tính thời gian hoàn vốn
2. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
a. Tín dụng trực tiếp:
– Tín dụng trả theo định kỳ: là phức thức trong đó khách hàng vay và trả trước cho Ngân hàng với mức trả trước và thời hạn trả mỗi lần được qui định khi cho vay. Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách hàng.
– Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của họ vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thỏa thuận
– Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng
Tín dụng trả theo định kỳ và thấu chi đều không cầu ký hợp đồng vay mượn mà chỉ cần thông qua một thỏa thuận nghiệp vụ với các nội dung chính: hạn mức, lãi suất; yêu cầu đảm bảo phí các loại, bảo hiểm (nếu cần); thời điểm tái xét thời hạn có hiệu lực của hạn mức; kỳ hạn nợ (nếu có).
b. Tín dụng gián tiếp:
Tín dụng gián tiếp là các hoạt động tín dụng tiêu dùng qua việc ngân hàng mua bán các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hóa và do vậy nó chính là hình thức tài trợ bán trả góp của các ngân hàng.
Tín dụng trả góp của ngân hàng được thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:
– Cách 1: Ngân hàng, người bán hàng và người mua hàng phải thỏa thuận được với nhau về số tiền vay, mức và thời hạn trả dần, sau đó ngân hàng cho người mua hàng vay phần cho trả đủ cho người bán hàng để giao cho người bán hàng và giữ lại quyền sở hữu tài sản cho đến khi người mua trả góp đủ.
– Cách 2: được thực hiện với thời hạn và mức trả dần tương tự như trên nhưng khác ở một số điểm: người bán giao tài sản và giao sở hữu, người bán và người mua thực hiện hành vi mua bán chịu tài sản nên xuất hiện kỳ phiếu; ngân hàng chiết khấu kỳ phiếu của người bán.