1, Khái niệm chính sách xã hội
a, Khái niệm chính sách xã hội trên thế giới
– Theo V.Z Ro-go-vin cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó.
Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy.
2. Chức năng của chính sách xã hội
– Chức năng nhận thức
Chính sách xã hội với những nhiệm vụ khám phá ra các quy luật, các điều kiện và mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa nhu cầu và lợi ích của những nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội cụ thể.
Từ đó chính sách xã hội có thể phát hiện ra tính quy luật của xã hội, tính quy luật chính trị là sự vận động của hệ thông chính trị trong xã hội. Tính quy luật của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh đời sông văn hoá và các quan hệ văn hoá xã hội khác. Tất cả các tính quy luật này đều phản ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng của chính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là điều hết sức quan trọng của chính sách xã hội.

– Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất các biện pháp cho công tác quản lý xã hội
Một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong một tương lai gần, hoặc xa, làm cơ sở để đề xuất một chính sách mơi phù hợp.
– Chức năng thực tiễn
Chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và xâm nhập vào thực tiễn một các thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ển định, góp phần hoàn chỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụng tốt tiềm năng lao động của đất nước.
Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộc một cách máy móc mà có tính độc lập tương đôi.
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn trả lời được những vấn đề liên quan về “khái niệm chính sách xã hội là gì?”, “chính sách xã hội có những chức năng gì?”. Chúc bạn học tập tốt với những kiến thức trên!
Các tìm kiếm liên quan: chính sách xã hội,chính sách xã hội là gì,chính sách xã hội ở việt nam,chính sách xã hội hóa giáo dục, chính sách xã hội hóa y tế, chính sách xã hội ở việt nam hiện nay, chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, chính sách xã hội đối với phụ nữ, chính sách xã hội hóa giáo dục ở việt nam, chính sách xã hội về giáo dục, chính sách xã hội của đảng và nhà nước, các chính sách xã hội ở việt nam hiện nay, các chính sách xã hội, các chính sách xã hội ở việt nam, chính sách xã hội của đảng và nhà nước ta, hộ chính sách xã hội là gì, khái niệm chính sách xã hội là gì, khái niệm chính sách xã hội, đối tượng chính sách xã hội là gì, một số chính sách xã hội hiện nay,…
Tham khảo thêm các bài viết khác của Luận Văn Việt:
+ sự hài lòng của khách hàng là gì
+ đặc điểm của quản lí giáo dục
+ cách viết kết luận tiểu luận