1, Đề cương là gì?
Đề cương là một bản mô tả chi tiết về những gì sinh viên/học viên muốn phân tích, nghiên cứu hoặc đề xuất; tính hợp lý và tính khả thi của dự án nghiên cứu; cách thức sinh viên/học viên sử dụng để giải thích và vận dụng các kết quả nghiên cứu; các nội dung và phương pháp nghiên cứu mà sinh viên/học viên sẽ triển khai; và kế hoạch tiến độ thực hiện nghiên cứu trong bài luận.
2, Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học
Nếu bạn đã chọn đề tài rồi nhưng vẫn chưa lên được đề cương về những vấn đề cần trình bày trong bài luận của mình, bài viết này sẽ giúp bạn. Dưới đây là phần hướng dẫn bạn cách viết đề cương nghiên cứu chi tiết nhất.
Mục đích:
Đề cương cần thể hiện được:
– Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý;
– Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu.
Thông thường, chỉ cần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ của người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.
Các nội dung trong nghiên cứu:
– Tên đề tài. Càng cụ thể càng tốt.
– Phần mở đầu:


2.1. Giới thiệu lý do chọn đề tài:
Tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.
2.2. Vấn đề sẽ được nghiên cứu.
Cần xác định rõ vấn đề phải giải quyết được trong nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu cần có cái nhìn rộng rãi nhưng phải ứng dụng trong 1 lĩnh vực rất cụ thể. Vấn đề nghiên cứu không được giới hạn trong việc mô tả hay báo cáo tình huống mà bắt buộc phải được nghiên cứu trên cơ sở các thông tin mà học viên có được với sự phê phán, đánh giá nghiêm khắc rõ ràng. Trong nghiên cứu, học viên cần chỉ rõ vấn đề nghiên cứu ngay từ đầu và phải lý giải được chúng.
Việc xác định vấn đề nghiên cưú có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng.
VÍ DỤ: Câu hỏi nghiên cứu cho đề tài Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn với công việc đến ý thức gắn kết tổ chức là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết tổ chức”?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:
– Mô hình lý thuyết nào sẽ được lựa chọn để nghiên cứu? Thang đo nào nên chọn lựa để sử dụng trong nghiên cứu?
– Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
– Ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên có cao không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về y thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
– Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên?
– Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?
Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác định vấn đề.
Tham khảo thêm các tin tức khác:
+ luận văn thạc sĩ marketing
+ chính sách tín dụng
+ tín dụng thương mại