Trang trại trồng nấm mỡ hiện đại, quy mô công nghiệp theo công nghệ Canada lần đầu được đầu tư ở Lâm Đồng, mang lại hiệu quả cao.



Đó là trang trại của ông Tăng Thành Đức (64 tuổi) cùng vợ Huỳnh Thị Nghiêm (63 tuổi). Sau hơn 30 sinh sống làm việc ở Canada, ông bà đã chọn xã N’Thôl Hạ, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) để “nghỉ hưu” bằng nghề trồng nấm mỡ theo công nghệ hiện đại.

“Người trồng nấm số 1 Canada”

Ông Đức tốt nghiệp ngành cơ khí, Trường ĐH Kỹ thuật quốc gia Sài Gòn (ĐH Bách khoa TP.HCM hiện nay). Năm 1981, ông và gia đình rời VN qua Canada định cư. Những năm đầu ông làm việc cho Hãng xe GMC. Sau đó, ông chuyển sang nghề trồng nấm. Từ người “ngoại đạo”, ông cố gắng tìm tòi học hỏi và trở thành chủ một trang trại trồng nấm nổi tiếng Canada. Ông từng đạt danh hiệu “Người trồng nấm số 1 Canada” vào các năm 1996 và 1997, đồng thời là Chủ tịch Hội Những người VN trồng nấm tại Canada. Trang trại của ông rộng hàng chục héc ta, mỗi ngày cùng các trang trại vệ tinh xuất xưởng hơn 10.000 tấn nấm các loại, không chỉ tiêu thụ ở Canada mà còn được xuất khẩu qua Mỹ, Nhật...

"Đây là mô hình duy nhất ở miền Nam sản xuất nấm mỡ quy mô công nghiệp với máy móc, thiết bị hiện đại, do đó chất lượng nấm rất tốt, rất sạch, thu hoạch có thể ăn ngay" PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH-CN Lâm Đồng

Hằng năm, vợ chồng ông Đức đều dành thời gian về VN thăm quê hương và làm từ thiện. Sau khi đi qua các tỉnh thành, ông Đức chọn Lâm Đồng để “nghỉ hưu” bằng nghề trồng nấm. “Tôi yêu đất nước VN, muốn đóng góp chút gì đó cho nông nghiệp VN thêm hiện đại, vì chúng tôi được sinh ra, lớn lên học hành tại VN...”, ông Đức thổ lộ. Tag: máy quạt nước nuôi tôm

Trại nấm mỡ triệu đô

Năm 2010, vợ chồng ông Đức mua được lô đất 5 ha ở thôn Giang Ly, xã N’Thôl Hạ để thành lập Công ty TNHH trồng nấm Hoa Sen. Ông Đức phải nhiều lần chuyển các thiết bị, máy móc, máy lạnh từ Canada về để xây dựng mô hình sản xuất nấm công nghiệp. Đến nay, số tiền vợ chồng ông Đức bỏ ra để xây dựng trang trại nấm lên đến 1 triệu USD, trong đó diện tích phòng lạnh trồng nấm rộng khoảng 2.500 m2.

Giống nấm đưa từ Canada về ông ký gửi tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt để phân lập, cấy vào ống nghiệm và gieo trồng. Giá thể trồng nấm được chế biến từ các sản vật có sẵn tại địa phương như rơm, cây bắp, phân gà, cám gạo, bánh dầu...

Hỗn hợp này được ủ gây men, đưa vào lò đun nấu suốt 10 ngày để sát khuẩn ở nhiệt độ 110 độ F. Sau khi làm nguội, được đưa vào các giàn tầng trong hệ thống phòng lạnh để nuôi trồng nấm. Các công đoạn đều được vận hành bằng máy móc, nên số lao động thường trực không cần nhiều. Việc trồng nấm được lập trình trên máy tính, nếu nhiệt độ tăng cao hay độ ẩm cao, máy sẽ báo hiệu ngay để kịp thời điều chỉnh và phải tưới thêm nước. Sau 42 - 54 ngày nuôi trồng ở nhiệt độ 13 - 18 độ C sẽ cho thu hoạch nấm. Tag: nuôi tôm sú

Năm 2015, trung bình mỗi tháng trại nấm Hoa Sen cung cấp cho thị trường 10 - 15 tấn nấm mỡ chất lượng cao với giá chỉ 100.000 đồng/kg. Bà Nghiêm cho biết sản phẩm làm ra tới đâu bán hết tới đó, các đối tác mua để cung cấp cho các hãng hàng không quốc tế, các tàu du lịch nước ngoài... “Dù không quảng cáo, không gắn bảng hiệu, đường vào trang trại quanh co nhưng nhiều người vẫn tìm đến để đặt hàng. Như vậy là tôi thấy hạnh phúc lắm rồi”, ông Đức cho biết.

PGS-TS Lê Xuân Thám, Giám đốc Sở KH-CN Lâm Đồng, là một chuyên gia về nấm. Sau khi tham quan trang trại nấm Hoa Sen, ông Thám nhìn nhận trước đây trên địa bàn H.Đức Trọng có khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông... đầu tư trồng nấm nhưng không thành công. Riêng gia đình ông Đức đã sản xuất thành công nấm mỡ với công nghệ lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế. “Đây là mô hình duy nhất ở miền Nam sản xuất nấm mỡ quy mô công nghiệp với máy móc, thiết bị hiện đại, do đó chất lượng nấm rất tốt, rất sạch, thu hoạch có thể ăn ngay”, PGS-TS Lê Xuân Thám nói. Còn ông Đức cho biết chỉ sau 1 năm sản xuất, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đến lấy mẫu nước, giá thể và sản phẩm nấm kiểm nghiệm đã cấp chứng chỉ VietGAP cho nấm mỡ Hoa Sen. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Không chỉ tạo công ăn việc làm cho con em đồng bào dân tộc xã N’Thôl Hạ, một điều thú vị khác là trước đây sau khi thu hoạch lúa, bắp, bà con mang rơm, cây bắp đốt... đen đồng thì gần 2 năm qua họ biết mang cây bắp, rơm bán cho trại nấm Hoa Sen với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg, tăng thêm đáng kể thu nhập.

Theo ông Đức, thực tế rơm ở địa phương không đủ, ông phải mua rơm từ ĐBSCL về, số tiền mua rơm năm 2015 lên đến 1 tỉ đồng. “Giá thể sau khi trồng nấm được dùng làm phân bón. Một doanh nghiệp chuyên sản xuất rau củ hữu cơ (organic) ở Đà Lạt nhận bao tiêu loại phân đặc biệt này”, ông Đức nói.

Nguồn: 2lua.vn/article/trong-nam-cong-nghe-canada-o-viet-nam-5ae13ce2e49519ca628b4572.html