Chưa bao giờ người nuôi tôm ở vùng sản xuất phía bắc Quốc lộ 1A tại Bạc Liêu lại trông chờ nước mặn về như lúc này.



Nhiều nông dân đã cải tạo ruộng đồng, chỉ chờ nước mặn về là có thể thả tôm nuôi, nhưng đến nay nước vẫn chưa về.

Tại huyện Hồng Dân, vùng chuyển đổi sản xuất tôm - lúa, nhiều nông dân đã cải tạo ruộng đồng, chỉ chờ nước mặn về là có thể thả tôm. Đi đến đâu cũng nghe nông dân than trời vì nước mặn. Cùng thời điểm này, năm 2017 nước mặn đã về trên những cánh đồng. Phòng NN-PTNT huyện cho biết, nước mặn chỉ dao động từ 2 - 3 phần nghìn. Trong khi nhu cầu để con tôm phát triển được trên đất lúa, thì độ mặn trung bình phải đạt từ 7 - 10 phần nghìn. Tag: may thoi khi

Ông Nguyễn Văn Đặng (ngụ ấp Kinh Sáng, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) cho biết, với độ mặn hiện tại còn rất thấp so với nhu cầu phát triển của con tôm, nhiều nông dân ở đây đã cải tạo ruộng đồng hơn nửa tháng nay nhưng vẫn không dám thả tôm vì thiếu mặn.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết, trên địa bàn huyện, độ mặn dao động từ 2 - 15 phần nghìn. Các ấp thiếu mặn nhất là ấp Bà Ai, Đầu Sấu Đông, Đầu Sấu Tây, Kinh Sáng (thuộc xã Lộc Ninh) và Sơn Trắng, Vĩnh Bình (thuộc xã Lộc Ninh) độ mặn đạt khoảng 2 phần nghìn. Đây là năm thứ ba, một số xã trên địa bàn huyện gặp khó khăn vì thiếu nước mặn nuôi tôm. Tag: thuoc thuy san

Ông Võ Văn Thum, Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh cho biết, nhiều năm qua, người nuôi tôm gặp khó khăn, vì không thu hoạch được lúa (do hạn mặn), tôm thì không nuôi được, họ hy vọng vụ tôm năm nay được khá hơn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại độ mặn đo được chỉ từ 2 - 3 phần nghìn. Diện tích nuôi tôm trên đất lúa của xã là hơn 4.300ha, với gần 2.600 hộ dân đang chờ nước mặn. Tag: vi khuẩn vibrio

Đối với nông dân vùng chuyển đổi sản xuất phía bắc Quốc lộ 1A, đây là vụ nuôi chính trong năm, vì thế, bao hy vọng của người dân đều trông chờ...

Nguồn: 2lua.vn/article/nuoi-tom-cho-nuoc-man-5ac6da8fe49519dc3e8b456c.html