Trà quả vả xứ Huế, mãng cầu Tiền Giang, lá sen Đồng Tháp, hoàn ngọc Tây Ninh, mướp đắng Đồng Nai, chùm ngây Thái Bình... đều tốt cho sức khỏe.

Uống trà từ lâu gắn liền với đời sống người Việt. Tuy nhiên, trà không nhất thiết phải làm từ cây chè, mà còn có thể chiết suất từ các loại dược liệu, hoa quả khác. Nhiều mô hình chế biến trà cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.



Trà hoàn ngọc Tây Ninh

Khách đi đường quốc lộ 781, đoạn qua hồ Dầu Tiếng (huyện Dương Minh), sẽ thấy khu vườn trồng ngút ngàn cây hoàn ngọc trắng. Đây là một trong những vùng trồng hoàn ngọc lớn nhất tỉnh Tây Ninh, do doanh nghiệp Trà Hoàn Ngọc Bảy Nga phát triển từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Dự án cũng nằm trong chương trình phát triển ngành hóa dược giai đoạn 2010-2020 của Tây Ninh.

Cây hoàn ngọc được phát hiện tại rừng Cúc Phương từ năm 1996, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm phổ rộng, hỡ trự điều trị trĩ, bảo vệ tế bào gan, tiểu đường huyết áp… Các nhà khoa học còn phân lập được từ rễ cây hoàn ngọc 7 năm tuổi trồng tại Tây Ninh các hoạt chất tritecpen có khả năng ức chế ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB.

Nhận thấy tiềm năng dược liệu lớn, bà Bùi Kim Nga đã đầu tư xây dựng vùng trồng cây hoàn ngọc rộng 40ha. Thân, lá, rễ được chế biến thành trà túi lọc, hãm uống thay nước hàng ngày.

Trà lá sen Đồng Tháp

Ngoài ngó, hoa, gương, hạt, tâm sen cho giá trị thực phẩm và dược liệu nổi bật; lá sen cũng mang lại thu nhập ổn định cho nông dân với mức giá bán 4.000-5.000 đồng mỗi kg tươi.

Lá sen có tên đông y là Hà Diệp, được dân gian sử dụng như phương thuốc chữa mất ngủ, giảm mỡ máu. Lá sen to bản, khi phơi trong điều kiện nhiệt đới, nếu không bảo quản tốt dễ gây ẩm mốc. Để tăng thời gian bảo quản, thuận tiện vận chuyển và mở rộng thị trường, doanh nghiệp Khánh Thu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư công nghệ sấy lạnh vào sản xuất trà. Tag: máy thổi khí

Trà mãng cầu Tiền Giang

Để giảm phụ thuộc vào thương lái mua trái tươi, người trồng mãng cầu xiêm tại huyện Tân Phú Đông đã liên kết với nhau, sản xuất thành công trà từ quả và vỏ mãng cầu sau khi tách hạt.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bảy hiện trồng khoảng 400 gốc mãng cầu xiêm, cây cho quả gần như quanh năm. Trái có vị chua dịu, mùi thơm, giàu vitamin. Bà bắt đầu làm trà thử nghiệm từ năm 2014, đầu ra ổn định, giá bán 120-130.000 đồng mỗi 100g. Hiện, bà đang sản xuất thêm sản phẩm trà túi lọc để sử dụng thuận tiện và thử nghiệm rượu mãng cầu xiêm.

Mô hình làm trà mãng cầu xiêm cũng được nhiều địa phương khác nhân rộng như Hậu Giang, Sóc Trăng…

Trà quả vả xứ Huế

Ở cố đô Huế, cây vả dân dã có mặt từ góc vườn, sân chùa, tới ven bờ Hương Giang. Vả đi vào đời sống ẩm thực như trộn tôm thịt, xúc bánh tráng… và làm dược liệu trị dạ dày, táo bón, mụn nhọt… Tag: tôm bệnh đốm đen

Công thức chế biến vả thành trà được ông Mai Quốc Bảo tìm ra và giới thiệu khắp Bắc - Nam. Hiện sản lượng trà vả sản xuất tại thị trấn Phú Lộc đạt khoảng 62,4 tấn mỗi năm, được ưa chuộng nhiều tại các tỉnh miền Trung và TP HCM.

Trái tươi được thu mua từ người trồng quanh Phú Lộc, rửa sạch, thái sợi và phơi nắng trong 8 giờ rồi xao vàng. Giai đoạn xao vả làm hình thành màu, tăng vị thơm và kích thích dược lý. Cuối cùng được đóng gói thô hoặc nghiền với gừng, cam thảo để làm trà túi lọc.

Trà chùm ngây Thái Bình

Chùm ngây được biết tới là loại rau giàu chất dinh dưỡng và vitamin. Lá, ngọn được sử dụng như rau ăn. Thân, cành, cuống, lá còn được nhiều cơ sở chế biến thành trà.

Tại xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, nhiều nông dân tham gia vào mô hình trồng và chế biến trà chùm ngây trên diện tích khoảng 15ha, kết hợp nuôi thả gà và trồng xen đinh lăng theo hướng hữu cơ.

Cây chùm ngây đủ tuổi được cắt cả thân, rửa sạch, băm nhỏ bằng máy và phơi khô trong nhà lưới nhằm tránh côn trùng. Để thành trà, nguyên liệu đã phơi khô tiếp tục được xay nhỏ, thêm hoa nhài để có mùi thơm dễ chịu. Tag: tảo độc trong ao

Trà mướp đắng Đồng Nai

Lá khổ qua (mướp đắng) chứa chất kiểm soát đường huyết cao gấp 3 lần quả. Bà Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (Long An) phải mất 2 năm mày mò và tìm ra cách chế biến trà từ lá khổ qua.

Ban đầu, bà thử nghiệm với thân, lá sấy khô nên vị trà đắng nồng, khó uống. Sau này, bà Tuyết tìm cách thêm bạc hà, cỏ ngọt, tạo hương vị dễ chịu hơn. Năm 2014, sản phẩm trà lá khổ qua bắt đầu ra thị trường. Hiện bà đã xây dựng được vùng nguyên liệu tại Đồng Nai đạt tiêu chuẩn Global GAP.

Nguồn: 2lua.vn/article/5-loai-tra-khong-lam-tu-la-che-5a9f48f8e49519d4558b456b.html