Qúa trình sản xuất nấm.
Yên Khánh là 1 huyện nông nghiệp, ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình, dân số trung bình 13,5 vạn người, lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 60 – 70%.Diện tích đất trồng lúa 7000 ha, sản lượng thóc 90-95 ngàn tấn/1 năm, sản phẩm phụ rơm rạ khoảng 100-120 ngàn tấn.
Năm 1998: huyện Yên Khánh chủ trương phát triển mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện với sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Viện di truyền nông nghiệp.Tuy nhiên còn sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, chậm mở rộng.
Năm 2002: có chính sách đầu tư hỗ trợ chọn lọc, sản xuất với quy mô lớn , tập trung theo hình thức trang trại, gia trại
Năm 2005:nghề sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm đã phát triển khá mạnh, thành lập được 15 tổ hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm xuất khẩu trên địa bàn huyện đã và đang hoạt động có hiệu quả.
Kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất nấm
Trong 5 năm qua, huyện đã tập trung sản xuất 1 số loại nấm chính gồm:nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, linh chi, nấm rơm…Sử dụng 3000 tấn nguyên liệu trở lên/1 năm (chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa)



Cơ chế chính sách
Tỉnh Ninh Bình có chính sách hỗ trợ 30% giá giống cho các hộ sản xuất, đồng thời hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm Hương Nam.
Huyện Yên Khánh có chính sách hỗ trợ lán trại kiên cố: cứ 50m2 trở lên hỗ trợ 5.000.000 đồng, lán chữ A bán kiên cố từ 50m2 được hỗ trợ 1.000.000 đồng. Hàng năm hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao kĩ thuật, hỗ trợ điểm thu mua mỗi điểm 20.000.000 đồng
Từ năm 2009-2010 huyện có chính sách hỗ trợ làm mới, tăng thêm lán trại kiên cố từ 100-200m2 được hỗ trợ 3.000.000 đồng, từ 201m2 trở lên được hỗ trợ 5.000.000 đồng, mỗi lò hấp, lò sấy hỗ trợ 4.000.000 triệu đồng.
Ngoài ra huyện và xã tạo điều kiện hành lang pháp lí về đất đai, vốn vay ngân hàng nhà nước, tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ tích cực mở rộng phát triển sản xuất
Trung tâm công nghệ - Viện di truyền nông nghiệp tạo điều kiện tập huấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất
Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình sản xuất nấm
Các hộ phải xác định sản xuất nấm là 1 nghề chính,mang lại nguồn thu nhập chính trong gia đình, tâm huyết với nghề, phải có kĩ thuật tay nghề cao.
Phải có sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sản xuất ổn định phát triển lâu dài như: lán trại kiên cố, lò hấp, lò sấy, các thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến, tiêu thu sản phẩm nấm
Bố trí cơ sở sản xuất nấm và cơ cấu tổ chức sản xuất 1 cách khoa học, chủ động liên tục sản xuất đa dạng các loại nấm để tận dụng tối đa hiệu quả các lán trại gắn với chế biến và tiêu thụ nấm.
Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, có sự gắn kết giữa các cơ sở, tổ hợp tác, các hộ sản xuất nấm, mở rộng liên doanh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...xem thêm