Khoa học đã chứng minh giấc ngủ có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi người. Để có được giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe việc lựa chọn và sử dụng gối là hết sức cần thiết. Như vậy thì chọn gối như thế nào để phù hợp nhất?

Mỗi người dành ra một phần ba cuộc đời dành cho giấc ngủ. Trong khoảng thời gian aaysn gười ta luôn luôn gắn mình với những chiếc gối. Vì thế mà việc sử dụng gối hợp lý không những đem lại cảm giác êm ái, đảm bảo chất lượng giấc ngủ ngon hơn mà còn đảm bảo hồi phục năng lượng nhanh hơn. Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số thông tin ấn tượng để bạn có thể lựa chọn được loại gối tốt nhất nhé.

Xem thêm: đệm Vạn Thành, đệm cao su


1. Chọn vật liệu ruột gối

Thường thì ruột gối được làm từ bông tự nhiên, hoa lau sậy, hạt xốp, vỏ trấu, hoa hương bồ… Đây là những chất mềm mại và tạo cảm giác dễ chịu. Bạn cũng có thể dùng các vị thuốc dân tộc cho vào trong ruột gối. Trong cuốn sách Bản thảo cương mục giới thiệu loại gối làm sáng mắt với vật liệu, gồm vỏ trấu khổ kiều, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, hoa cúc và quyết minh tử.

Ngoài ra, cũng có nhiều loại chăn ga gối khác cũng được nhân dân ta ưa dùng. Một số loại như gối vỏ kiểu mạch, gối hoa lau sậy hay gối tằm sa giúp thanh tỏa nhiệt tốt nhất có thể. Gối thạch cao để giải thử và khử nhiệt. Nhiều người lại cho hương thơm của dứa, bưởi, chanh vào trong gối để có thể tạo cảm giác dễ chịu nhất khi ngủ.

Hiện nay người ta còn chế ra gối từ để chữa bệnh hay những loại gối thuốc trường sinh để có thể chữa đau đầu và gối lá trà chữa suy nhược thần kinh.

Cần tránh các loại gối cứng như gối gỗ súc, gối sách, gối lò xo, gối đá bởi chúng thường cứng khiến diện tiếp xúc giữa đầu và gối giảm đến tối thiểu. Khi áp lực cục bộ tăng lên khiến tuần hoàn máu ở da dầu bị cản trở, khó chịu và gây tê dại chân tay. Tuy nhiên cũng nên tránh sử dụng những loại gối quá mềm, loại gối này có diện tiếp xúc rộng nhưng lại khó giữ được thế cân bằng giữa đầu và thân người dễ gây vẹo cổ.

2. Chọn gối theo tư thế nằm ngủ

Bạn quen năm ngừa nên dàn vật liệu trong gối từ giữa ra xung quang để một ít ruột gối đệm dưới gáy. Vấn đề này giúp mở rộng diện tiếp xúc của phần đầu với gối lại vẫn có thể giữ được độ cong sinh lý tự nhiên của đốt sống cổ.

Nếu như bạn quen nằm nghiêng thì nên dồn vật liệu làm gối vào phần trống giữa má và vai để giữa được trạng thái sinh lý tự hiên của cổ. Bên cạnh đó tránh cho phần cổ bị lộ ra và giữa ấm được cho cổ trong mùa lạnh.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy dù nằm ngửa hay nằm nghiêng nếu có chiếc gối nhỏ thêm bên dưới chiếc giối lớn thì cả phần đầu và cổ đều được nâng đỡ thỏa đáng nhất. Chúng sẽ tạo ra lực kéo giãn giữa phần đầu và thân người giống như nguyên lý kéo giãn đốt sống cố trong liệu pháp phục hồi chức năng.

3. Chọn độ cao của gối

Nếu muốn bảo vệ não bộ và cột sống cổ có cấu tạo hơi cong và nhô ra phía trước nhằm giảm nhẹ những chấn động từ chi dưới truyền lên khi cơ thể vận động. Khi ngủ mà dùng gối quá cao không những không phù hợp với đường cong sinh lý mà còn làm căng cơ và dây chằng. Chúng có thể dẫn tới các biểu hiện sái cổ, đau mỏi lưng, tê dại chi trên và váng đậu.

Nếu dùng gối quá thấp cũng không có lợi cho sức khỏe. Để biết được độ caoc của gối có hợp lý không thì bạn chỉ cần so với chiều cao của nắm tay người ngủ trung bình vào khoảng 6 – 10cm.

Với những gợi ý này bạn hãy lựa chọn cách gối cho phù hợp với bản thân và những thành viên trong gia đình nhé.