Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau trưởng thành; đặc biệt thời gian trồng rau mầm ngắn, chỉ 5 ngày là có thể thu hoạch mà không tốn nhiều công chăm sóc. Dưới đây là cách trồng rau mầm đơn giản tại nhà để có những khay rau tươi ngon, tốt cho sức khỏe.



* Khâu chuẩn bị

- Hạt giống: Có thể trồng rau mầm bằng các loại hạt giống rau mầm như: củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen...

- Đất trồng (giá thể): Giá thể trồng rau mầm có khá nhiều loại, nhưng phải đủ hai tiêu chí là giữ ẩm và thoát nước tốt.

Qua nhiều lần thử nghiệm khoa học, giá thể từ bụi xơ dừa đã xử lý được đánh giá là tốt do chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhẹ nên dễ vận chuyển, có thể tái sử dụng nhiều lần.

- Giấy lót: Dùng loại giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch sẽ không bị dính giá thể vào rau. Tag: may thoi khi

Có thể dùng giấy mềm hoặc loại giấy chuyên dụng.

- Khay: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như khay tre, khay nhựa, khay xốp,… Loại khay thường được sử dụng hiện nay là khay xốp, tuy nhiên loại khay này không được bền, dễ vỡ và bong xốp ra.

Khay phải có lỗ để thoát nước để cây không bị chết úng.

- Kệ: Tùy theo kích thược khay mà đóng kệ cho phù hợp. Có thể đóng kệ bằng gỗ hoặc kệ sắt (loại sắt có lỗ để tiện cho việc lắp ráp và di chuyển khi cần thiết), nên thiết kế kệ có tầng, khoảng cách giữa tầng đầu tiên và mặt đất là 25 - 30cm để hạn chế những sinh vật như cóc, chuột, kiến vào khay.

* Các bước tiến hành trồng rau

- Ngâm, ủ hạt giống: Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước lạnh thời gian từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 - 12 giờ. Nếu hạt nảy mầm chậm ta có thể ủ hạt 24 - 48 giờ.

Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống: Rút ngắn thời gian sinh trưởng; loại bỏ tạp chất, hạt lép còn lẫn trong hạt giống; tỷ lệ nảy mầm cao và đồng đều.

- Làm giá thể: Cho vào khay một lớp giá thể 3 - 4cm, phả nhẹ cho bằng phẳng, nếu giá thể bị đè nặng tay lượng ôxy không thông thoáng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau; tưới nước cho ướt khi bề mặt đáy khay thấy nhỏ giọt. Tag: máy sục khí o2-turbine

Lót lên bề mặt khay lớp giấy để rau không bị bẩn trong quá trình thu hoạch.

- Gieo hạt: Gieo hạt giống ngâm - ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn. Sau khi gieo tưới phun sương nhẹ và đậy kín khay lại bằng giấy carton. Hoặc chất chồng các khay lên nhau nhằm mục đích giữ ẩm giảm sự bốc hơi nước, kích thích sự nảy mầm nhanh hơn.

Sau 12 -18 giờ sau thì tưới phun sương mặt khay từ 1 đến 2 ngày, chú ý không tưới vào buổi chiều

- Chăm sóc cây: Sau 2 - 3 ngày lúc này hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc ánh nắng nhẹ, tránh ánh nắng và mưa trực tiếp lên cây.

Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun sương, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay để cây nhận được đủ nước.

- Thu hoạch: Rau mầm dễ dập nát nên khi thu hoạch phải dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm. Một cách khác là nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay. Tag: máy o2-turbine

Nếu chưa sử dụng rau mầm ăn liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh (có thể giữ 2 - 4 ngày).

Sau khi thu hoạch rau mầm, giá thể có thể tái sử dụng trồng lại lần 2 bằng cách xới lên, lượm sạch phần thân, rễ; bổ sung thêm giá thể mới vào cho đủ lượng cần dùng. Không nên tái sử dụng nhiều lần bởi dễ phát sinh mầm bệnh ở các lần trồng sau.

Những lưu ý khi trồng rau mầm

* Tùy vào từng loại hạt giống ta có chế độ ngâm và ủ hạt khác nhau

Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ 8 -12 tiếng.

Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ 12- 36 tiếng.

Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 -8 tiếng, ủ 12- 14 tiếng.

Cần, hẹ, hành: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ 12 - 24 tiếng.

Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 - 8 tiếng, ủ 12 - 14 tiếng.

Đậu bắp: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ 12 - 14 tiếng.

* Các loại rau mầm không nên ăn

Một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư hoặc thậm chí ngộ độc.

Đối với một số loại mầm sau đây tuyệt đối không nên trồng, như: khoai tây, cây sắn, đậu kiếm, đậu mèo, đậu trứng chim, đậu ván, khoai lang.

Nguồn: 2lua.vn/article/bi-quyet-trong-rau-mam-an-toan-va-hieu-qua-5a1b734ae49519b85a8b456b.html