Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có quy định cụ thể về quy mô, thiết kế…để chủ đầu tư và khách hàng có thể yên tâm hơn trong việc xây dựng, mua bán căn hộ office-tel, loại hình bất động sản đang có xu hướng phát triển tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: officetel liền kề metro


Cần có quy định cụ thể trước khi có khung pháp lý
Mặc dù đã xuất hiện gần 10 năm trên thị trường, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có căn hộ office-tel nào được cấp chủ quyền. Hiện tại, vẫn chưa có quy định, tiêu chuẩn về thiết kế đối với loại hình này.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Nguyễn Trọng Ninh từng cho rằng, văn phòng kết hợp chức năng lưu trú - officetel là loại hình BĐS mới, chưa được quy định, điều chỉnh trong quy chuẩn xây dựng và băn bản pháp luật hiện hành. Thế nên, việc xây dựng, thiết kế cần được xem xét cụ thể, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, đồng thời hồ sơ thiết kế cũng đã qua thẩm định, sau đó mới tiến hành thi công.

Đến thời điểm này, office-tel vẫn chưa có một khung pháp lý cụ thể nào, về quy hoạch, xây dựng, mỗi dự án sẽ có bao nhiêu căn hộ, số lượng người tối đa – tối thiểu trong mỗi căn là bao nhiêu? Căn cứ vào đâu để cấp phép xây dựng, hoạt động? Hơn nữa, khách mua căn hộ dạng này thường sẽ băn khoăn về giấy tờ, sổ hồng và thời gian sở hữu. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có quy định cụ thể quy mô, thiết kế, tích hợp tiện ích ra sao…để chủ đầu tư và khách hàng có thể yên tâm hơn trong việc xây dựng, mua bán.

Hiện trên thế giới, dạng căn hộ như office-tel được phân ra thành 2 loại đó là căn hộ làm nơi cư trú (phần lớn diện tích căn hộ dùng để ở) và căn hộ không phải để cư trú. Việc phân chia như vậy sẽ khiến công tác quản lý dễ dàng hơn. Nên chăng, tại Việt Nam cũng có sự phân tách như vậy để không còn khó khăn, lúng túng trong việc đầu tư, sở hữu.

Lối đi nào cho office-tel?

>>> Xem thêm: shophouse giá

Hiện nay, nhà đầu tư căn hộ office-tel có thể sẽ gặp một số trở ngại pháp về thủ tục hành chính, giấy phép xây dựng, thủ tục xin chuyển đổi công năng công trình xây dựng... điều này ảnh hưởng đến chủ quyền của dự án và khách hàng cũng sẽ hoang mang trong việc kí hợp đồng mua.

Trong Hội thảo chuyên đề: “Thị trường căn hộ - văn phòng (Office – tel) - Nhu cầu phát triển và những vướng mắc pháp lý cần tháo gỡ” diễn ra cuối tháng 3 vừa qua tại TP.HCM, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng office - tel là mô hình tốt, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nhân trẻ khởi nghiệp, các công ty nước ngoài muốn mở văn phòng đại diện, các chuyên gia nước ngoài làm việc lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng theo ông Nam, đây là loại hình BĐS mới, có sự pha trộn về chức năng nên hệ thống pháp lý chưa kịp thời điều chỉnh dẫn đến có nhiều vướng mắc.

Hiện nay, để phát triển các dự án Office-tel, các nhà đầu tư vẫn phải chọn cách “lách luật”, điều này sẽ không tránh khỏi những rủi ro về lâu dài cho cả người bán lẫn người mua.

Trong tương lai, với kỳ vọng kinh tế phát triển, lượng người nước ngoài đến sống, làm việc tại Việt Nam sẽ gia tăng, xu hướng các doanh nghiệp và những người trẻ khởi khiệp cũng tăng lên, nhu cầu về bất động sản đáp ứng được các đối tượng này sẽ tăng theo, trong đó không thể thiếu mô hình này. Thực tế cũng cho thấy office-tel nếu được đánh giá là mô hình bất động sản tiềm năng, có sức hút thì xây dựng các quy định, điều luật liên quan là việc làm cần thiết.

>>> Xem thêm: dự án chung cư hưng thịnh

Nhiều ý kiến cho rằng, với xu thế phát triển như hiện nay, mô hình office-tel sẽ dần chiếm được lợi thế, chính vì vậy cần phải có hệ thống quy phạm pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh, để căn hộ office-tel có thể trở thành một phân khúc mới được công nhận trong thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời tạo được sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực, kích thích các nhà đầu tư.

View more random threads: