Đầu tiên tiên, người chế tác cần gọt cho tấm gỗ thật mỏng, rồi mang ngâm trong rượu sakê một khoảng thời gian nhất định, nhằm bảo đảm cho tấm gỗ sẽ mềm và dễ uốn hơn.
Vì “Màng loa" là nhân tố chính quyết định về chất lượng âm thanh và sắc thái của loa nên có thể nói đây là một trong những bộ phận rất quan trọng của một chiếc loa. Thường thì màng loa sẽ được làm từ giấy, kim loại hay nhựa tổng hợp. Còn chất liệu gỗ, vì nó chịu những rào cản về phương pháp cũng như vật liệu chế tác nên chưa từng được các nhà sản xuất đưa vào sử dụng trước đây. Trong thời gian gần đây, trên thị trường âm thanh xuất hiện một số dòng sản phẩm của JVC sử dụng gỗ để làm màng loa. Với công nghệ này của JVC không chỉ cho ra âm thanh tự nhiên tương tự violong hay đàn guitar mà còn được các chuyên gia đánh giá cao về mặt kỹ thuật vì chất liệu gỗ có nhiều thớ gỗ, thêm vào đó là độ sần sùi tự nhiên làm cho âm thanh được lan truyền với tốc độ âm thanh đa dạng hơn.
Các bước chế tạo nên màng loa gỗ:
Sự biến dạng của gỗ khi dập khuôn chính là rào cản lớn nhất của quá trình chế tạo màng loa bằng chất liệu gỗ. Gỗ không giống như chất liệu giấy, nhựa hay các loại kim loại vì nó có độ đàn hồi kém nên rất dễ bị nứt, gãy trong quá trình uốn thành dạng hình nón của màng loa. Bởi vậy, điều quan trọng nhất đó là làm như thế nào để làm mềm gỗ mà vẫn đảm bảo được chất lượng âm thanh khi phát ra.
Đầu tiên người chế tác cần gọt cho tấm gỗ thật mỏng rồi mang ngâm trong rượu sakê một thời gian cố định, nhờ vậy mà tấm gỗ trở nên mềm và dễ uốn hơn, đủ chất lượng để đảm bảo trong quá trình dập khuôn tấm gỗ không bị rạn nứt. Một lớp giấy mỏng đặc biệt được nhà sản xuất sử dụng để dán ở sau màng loa giúp tăng độ đàn hồi cho tấm gỗ.
Bu-lô là loại gỗ thích hợp nhất để làm màng loa, nhất là ở phần lõi sau khi chế tác sẽ cho ra chất lượng âm thanh cực “chất”. Một điều hết sức phải lưu ý là trong quá trình dập khuôn lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải điều chỉnh áp suất cũng như nhiệt độ thích hợp để đảm bảo gỗ không bị nứt hoặc biến dạng. Cuối cùng, nhằm đảm bảo cho màng gỗ duy trì hình dạng theo thời gian đồng thời chống ẩm mốc trong quá trình sử dụng, người chế tác sẽ phủ lên màng loa một lớp nhựa chuyên dụng cho màng loa.
Chất lượng âm thanh của màng loa làm từ chất liệu gỗ:
Không phải tự nhiên mà nhà sản xuất chịu tốn kém về cả thời gian và vật liệu rồi tỉ mỉ chế tạo nên màng loa gỗ như vậy mà không có công dụng gì đặc biệt, so với các vật liệu thông thường khác, màng loa được sản xuất từ gỗ mang lại hiệu quả âm thanh tốt, chất lượng màng loa lại bền bỉ theo thời gian trong bất kỳ môi trường sự kiện nào như tổ chức lễ khánh thành, họp báo ra mắt sản phẩm hay tiệc tất niên.
Khi sử dụng loa có màng loa làm từ chất liệu gỗ đảm bảo cho âm thanh có độ phân giải cao với tốc độ truyền âm tốt. Bên cạnh đó, với độ giảm rung của gỗ cũng vừa đủ để âm thanh khi phát ra rõ ràng hơn và hạn chế sự cộng hưởng.
Một ưu điểm nữa không thể không nhắc đến của màng loa gỗ đó là sự truyền âm không đồng đều. Ở các màng loa cũ, âm thanh được truyền đi mọi hướng với tốc độ như nhau dẫn đến hiện tượng nhiều sóng đứng, làm cho tần số áp suất âm thấp và tạo nên nhiều điểm cộng hưởng. Với màng loa có chất liệu gỗ, do gỗ có nhiều thớ lại có độ sần sùi tự nhiên giúp cho âm thanh khi tạo ra được lan truyền với tốc độ đa dạng hơn, nhờ đó khắc phục được một số hạn chế mà các màng làm làm bằng vật liệu giấy, nhựa hay kim loại chưa làm được.
Trên thị trường loa hiện nay, chỉ mới có hãng JVC áp dụng việc chế tạo màng loa gỗ vào quy trình sản xuất loa, tuy nhiên, công nghệ mới độc đáo này đã có được lòng tin người tiêu dùng cũng như vị trí vững chắc trên thị trường. Với những đặc tính âm thanh độc đáo và chất lượng, màng loa chất liệu bằng gỗ hứa hẹn sẽ ngày càng phổ biến hơn.