Thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố bảng giá đất của 2 quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Theo đó, mức giá cao nhất nằm trên các tuyến đường lớn như: Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ… khoảng 32 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế, mặc dù bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) vẫn đang rất khó khăn nhưng giá nhà đất tại 2 quận mới này cao hơn rất nhiều so với bảng giá đất và đã bắt đầu nhích lên, sôi động hơn khi xã lên phường. Trong vai một người đi tìm hiểu để mua đất tại dự án alibaba an phước thuộc Đồng Nai, chúng tôi được biết, trước đây khi còn là làng, giá đất ở đây dao động trong khoảng 20-30 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí. Tuy nhiên, hiện giá đất ở khu dân cư này thấp cũng rơi vào 30 triệu đồng/m2, đất có vị trí đẹp, mặt ngõ rộng được hét giá lên tới 60 triệu đồng/m2.


Kể từ thời điểm ngày 27/12/2013, khi xã Phú Diễn chính thức được tách làm 2 phường Phú Diễn và Phúc Diễn thuộc quận Bắc Từ Liêm, giá đất tại khu vực này đã có dấu hiệu nhích lên, người mua, kẻ bán cũng sôi động hơn. Lý do đơn giản được người bán đất nền giá rẻ giải thích là bây giờ xã đã thành phường, đường làng đã thành ngõ phố thì tất yếu giá đất tăng lên mặc dù bối cảnh BĐS hiện vẫn đang rất ảm đạm.

Tại thời điểm sốt giá vào năm 2011, đất Đông Anh tăng chóng mặt lên đến 50-60% so với năm 2009. Tại xã Vĩnh Ngọc, mảnh bám mặt đường ô tô vào được giá khoảng 80 triệu/m2. Còn với những mảnh đất gần với đường dẫn của cầu Nhật Tân, giá đã ở ngưỡng 100 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, khi kinh tế suy thoái, từ năm 2012 cho đến nay, giá những mảnh đất này đã rớt thê thảm, giảm mạnh khoảng 30- 50% tùy từng khu vực, giao dịch gần như đóng băng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 trở lại đây, khi cầu Nhật Tân chuẩn bị hợp long và sắp đi vào sử dụng, lượng giao dịch tại huyện Đông Anh đã có chiều hướng tăng lên.

Theo anh Hà - chủ một sàn bất động sản tại xã Vĩnh Ngọc cho hay: Hiện giá nhà đất ở thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc có giá dao động từ hơn 20 triệu đồng/m2 đến khoảng 40 triệu đồng/m2 tùy vị trí, mặt đường rộng khoảng 3-5m; Thôn Ngọc Giang khoảng 20-22 triệu đồng/m2 mặt đường rộng khoảng 3-5m. Khu vực đắt nhất vẫn là mặt đường gom lên cầu Nhật Tân ở thôn Ngọc Chi giá chào bán 68-70 triệu đồng/m2, đất ở trong làng khu vực này khoảng trên 30 triệu đồng/m2, làng Vĩnh Thanh khoảng 25 triệu đồng/m2… Tuy nhiên, giới bất động sản nhận định, do giá đất tại huyện Đông Anh trước đó bị đẩy lên quá cao, nên tại thời điểm này, tuy giao dịch có khởi sắc, nhưng vẫn không thấm vào đâu. Thêm nữa, đây cũng là thời điểm có nhiều chung cư thu nhập thấp nằm trong khu vực nội đô bung hàng, vì thế, người dân có xu hướng chọn chung cư nội đô hơn là mua đất nền ở xa như Đông Anh.

Thắc mắc về giá, chúng tôi nhận ngay được câu trả lời: “Giá bây giờ không giống giá trước nữa đâu. Năm ngoái, chính tôi cũng có ý định bán mảnh đất này, cũng có một vài người đến xem nhưng họ trả rẻ quá, với cả chưa cần tiền nên gia đình không bán. Bây giờ có việc nên mới bán nhưng nhất quyết không dưới 37 triệu đồng/m2. Nếu có ra lộc thì chỉ gọi là thôi. Các cậu cứ xem thoải mái, về suy nghĩ kỹ, ưng thì lấy, không thì thôi, bởi đã vài người vào xem rồi, họ trả 35 triệu đồng/m2 mà tôi không đồng ý đấy”, bà Tâm cương quyết.

Cầu Nhật Tân đã hợp long và chuẩn bị thông xe. Tuy nhiên, thị trường bất động sản bên kia cầu (khu vực huyện Đông Anh) cũng chưa khởi sắc như nhiều người mong đợi. Sáng 15/4, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ hợp long cầu Nhật Tân, cầu dài nhất Hà Nội (8,9 km). Cây cầu sẽ nối liền khu vực P. Phú Thượng, Q.Tây Hồ với đường Nam Hồng (thuộc huyện Đông Anh). Từ năm 2009, khi có thông tin về dự án xây dựng cầu Nhật Tân, giá đất trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu lên cơn sốt. Cơn sốt ấy khiến cho nhiều xã tại Đông Anh - từ những xã thuần nông, vốn nghèo xác xơ và dân trí thấp, bỗng có sự xuất hiện nhan nhản các trung tâm môi giới nhà đất mọc lên như nấm sau mưa, san sát dọc theo tuyến đường làng.