Nhờ iPhone X của Apple mà công nghệ nhận diện khuôn mặt đang có dấu hiệu phổ biến hơn so mấy năm trước. Liệu đây có là tiền đề để công nghệ bảo mật sinh trắc học này bùng nổ trong thời gian tới?

>> Các sản phẩm khác : iPhone 8 giá 16t cực sốc , Xiaomi Mi Mix 2 khiến tỷ dân Trung Quốc chao đảo

Từ những năm 1960, tính năng nhận diện khuôn mặt đã bắt đầu được phát triển để dùng trong các cơ quan chính phủ và công ty yêu cầu bảo mật cao tại Mỹ.

Sau đó, công nghệ bảo mật này bắt đầu được ứng dụng trên các thiết bị Android, gần đây nhất là chiếc Galaxy S8, Note 8. Dẫu vậy, sức hút của bảo mật bằng khuôn mặt chỉ thực sự thu hút người dùng khi Apple trình làng iPhone X với tính năng tương tự mà hãng gọi là Face ID.

Từ trước đến nay, mỗi khi Apple tung ra một sản phẩm hay công nghệ gì mới, thì các nhà sản xuất khác (nhỏ có, lớn tầm cỡ quốc tế cũng có) đều tung ra các giải pháp tương tự cho smartphone của mình, và dĩ nhiên, không nhất thiết phải trang bị Face ID trên máy cao cấp giá ngàn đô như iPhone X, mà các hãng khác sẽ mang công nghệ này xuống phân khúc thấp hơn, hoặc tung ra sản phẩm với giá thành cạnh tranh để hút khách.

George Brostoff, CEO của công ty SensibleVision có trụ sở ở Florida chuyên làm phần mềm cho smartphone và máy tính bảng, cho biết vai trò của Apple giống như một người lãnh đạo, và việc đưa nhận diện khuôn mặt lên iPhone X giống như một lời khẳng định với thị trường rằng tính năng này rất OK, cũng như lợi ích mà nó mang lại không thua gì cảm biến vân tay.


Có thể thấy tiềm năng của Face ID trong thời gian tới là rất khả quan, thì chẳng có lý do gì mà các hãng smartphone Android không rộng đường xu hướng này. Dẫu biết, trước đó họ từng phát triển công nghệ mở khóa bằng khuôn mặt đột phá không kém Face ID nhưng họ còn e ngại chưa dám ứng dụng lên sản phẩm của mình, vì biết đâu người dùng không đón nhận thì sao?

Nhưng giờ có iPhone X của Apple thí điểm và nhận được kết quả ban đầu khá tốt từ thị trường, các ông lớn bên Android sẽ dạng tay hơn để trang bị công nghệ này lên sản phẩm của mình cũng như thâu tóm các startup chuyên về lĩnh vực này.

Bởi bản thân của Apple cũng đã mua lại RealFace - một công ty có trụ sở ở Tel Aviv (Israel), được thành lập vào năm 2014, và đang sở hữu công nghệ nhận diện khuôn mặt có tỷ lệ chính xác lên đến 99,67%.

Không tiên phong, nhưng tốt nhất?

Trong những năm gần đây, Apple không còn đi tiên phong trong việc đổi mới cũng như tung ra thị trường loạt công nghệ mang tính đột phá, nhưng như vậy không có nghĩa đi sau lại không tạo được xu thế và hút khách theo cách riêng của Táo Khuyết.

Đi sau nhưng làm tốt và hoàn thiện hơn so những người đi trước thì mới chính là điều mà người tiêu dùng cần nhất!



Được biết, Face ID sử dụng TrueDepth Camera của Apple. Camera này quét khuôn mặt và tạo ra một bản đồ chiều sâu với hơn 30.000 điểm. iPhone X dùng những điểm này và tạo ra một mô hình thuật toán của khuôn mặt, sau đó lưu trữ lại. Ở những lần sau, khi camera quét lại khuôn mặt, nó sẽ so sánh với kết quả lần trước và nếu giống thì sẽ mở khóa thiết bị.

Tuy Apple đi sau nhưng hãng lại tung hô Face ID rất nhiệt tình, chẳng bù cho Galaxy S8 hay Note 8 dù có tích hợp bảo mật mở khóa bằng khuôn mặt nhưng Samsung chỉ chủ yếu quảng bá máy quét mống mắt và cảm biến vân tay trên bộ đôi flagship này.

Peter Trepp, CEO của FaceFirst ở Encino, California, chuyên cung cấp phần mềm nhận diện khuôn mặt cho các cơ quan thực thi pháp luật, sân bay và các nhà bán lẻ hiện nay, cho biết: "Giờ thì nó đã trở thành một công nghệ dùng cho thị trường tiêu dùng. Chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc gọi, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Rõ ràng nhận diện khuôn mặt đang chuẩn bị bùng nổ."

Nhu cầu bùng nổ

Theo nhận định của hãng phân tích Crone Consulting LLC, khi mà việc sử dụng nhận diện khuôn mặt của người dùng trở nên phổ biến trong vòng 3-5 năm tới, tính năng này sẽ chiếm phân nửa số lượt đăng nhập, xác thực tài khoản cho các dịch vụ tài chính và giải pháp thanh toán di động.

Còn theo nghiên cứu của hãng MarketsandMarketsNgành, ngành công nghiệp (phần cứng lẫn mềm) đứng sau sự phát triển của bảo mật khuôn mặt cũng sẽ tăng gấp đôi giá trị từ 3,35 tỷ USD hồi năm 2016 lên thành 6,84 tỷ USD vào năm 2021.

Công ty Blippar có trụ sở ở London, Anh gần đây đã giới thiệu một ứng dụng giúp người dùng bày tỏ cảm xúc của mình, cũng kỳ vọng nhờ sự bùng nổ của nhận diện khuôn mặt mà doanh thu của họ sẽ tăng gấp đôi vào năm tài chính kế tiếp, CEO Ambarish Mitra của hãng này cho biết.

Về phía FaceFirst thì đang hợp tác cùng một số nhà bán lẻ để triển khai dịch vụ tự động tính tiền dựa trên công nghệ nhận diện khuôn mặt từ thiết bị di động của khách hàng. Chỉ đầu năm sau những nguyên mẫu đầu tiên sẽ được đưa vào cửa hàng thực tế.

SensibleVision thì đang nhận được đề nghị hợp tác và thậm chí mua lại từ nhiều hãng smartphone lớn trên thế giới, trừ Apple, CEO Brostoff của công ty cho hay.

>> Xem thêm: Samsung Galaxy Note 8 - siêu phẩm để đời của Samsung