Một trong những nghịch lý lớn nhất của giới dau tu forex là số lợi nhuận thắng được khi dự đoán đúng thường ít hơn số thua lỗ khi họ dự đoán sai. Đây cũng chính là lý do tại sao hơn 50% các Trader chuyên nghiệp dự đoán đúng hướng đi thị trường nhưng vẫn thua lỗ. Do đó kỹ năng quản lý rủi ro khi trade trở nên vô cùng quan trọng, tuy nhiên đây cũng là thứ nhiều Trader đã bỏ qua và trở thành một yếu điểm – kỹ năng chọn tỷ lệ lời lỗ (Risk to Reward ratio).

Ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu với anh em cách dùng indicator tối thượng – price action, để xác định tỷ lệ lời lỗ có lợi nhất, và khi đã tìm được tỷ lệ lời lỗ hợp lý, Trader hoàn toàn có khả năng thu lời khi dự đoán đúng nhiều hơn.

Xác định Hỗ trợ và Kháng cự với Price Swing

Chart dưới đây là một loạt các swing-high (đỉnh trước) và swing- lows (đáy trước) đã được xác định, từ đó Trader có thể tìm các mức hỗ trợ/kháng cự:


Để xác định một price swing (đợt biến động trước), chúng ta chỉ cần quan sát thay đổi của nến tại giai đoạn đó. Như anh em thấy tại swing low trên chart, giá đã đảo chiều xuống, tạo ra một đáy trước khi di chuyển lên cao hơn. Các điểm swing high cũng tương tự nhưng ngược lại. Thị trường dao động và tạo ra một điểm cao hơn nến trên chart trước khi đảo chiều và đi xuống. Chúng ta không thể nào dự đoán được một biến động xảy ra trong tương lai, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng các đợt biến động trong quá khứ để xác định tỷ lệ lời lỗ.

Xác định tình trạng của thị trường

Vai trò của price action có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tình trạng của thị trường hiện tại. Nếu thị trường đang di chuyển cao hơn, giá thông thường sẽ hình thành các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Ngược lại trong xu hướng giảm, giá sẽ tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn. Nhìn chart dưới đây bạn sẽ thấy rõ hơn:


Tuy nhiên, khi thị trường không có xu hướng nào rõ rệt, price action sẽ đi trong một range (khoảng) của giá, và tình trạng này cũng khi hữu dụng. Chart dưới đây thể hiện các price action swing (biến động với price action) trong một thị trường đi range Như anh em thấy trên chart, tất cả các mức giá đều nằm trong hình chữ nhật màu tím:


Sau khi xác định tình trạng của thị trường, chúng ta sẽ bắt đầu xác định các tỷ lệ lời lỗ tiềm năng nhất của trade trong phần dưới đây.

Kết hợp chiến thuật với tình trạng của thị trường

Sau khi đã xác định tình trạng của thị trường, Trader có thể thiết lập cú trade của mình. Một lưu ý quan trọng, nếu trên chart bạn đang quan sát thể hiện một cái gì đó mơ hồ, không rõ ràng (trend không rõ, không xác định được hướng giá đi, vv), thì không nên trade. Anh em còn nhiều cơ hội khác, hãy chờ đợi. Nếu cặp NZDUSD đang cho bạn thấy một chart không rõ ràng và tình trạng thị trường khó xác định, hãy chuyển sang cặp AUDUSD hoặc GBPUSD, hay thậm chí là EURUSD.

Nếu trend đang hướng lên và Trader kỳ vọng cặp tiền sẽ đi cao hơn, mục tiêu đơn giản sẽ là “mua thấp – bán cao”. Để làm được điều này, Trader sẽ cố gắng mua cặp tiền khi giá gần với mức hỗ trợ, hoặc sau khi một đáy trước được hình thành. Chart dưới đây sẽ mô tả cách Trader có thể xác định một tỷ lệ lời lỗ tiềm năng trong một trade có trend:
Sau khi thiết lập trade, chúng ta sẽ đi thêm bước nữa để tính toán tỷ lệ lời lỗ thích hợp nhất:

Như anh em có thể thấy, mức “lời” tiềm năng của trade này vượt xa mức “lỗ”, cụ thể hơn là nếu thắng, mức lợi nhuận sẽ gấp 5 lần mức rủi ro phải chịu. Do đó nếu Trader thiết lập tương tự như vậy 10 lần và đặt trade y chang mỗi lần, Trader chỉ cần thắng 2 lần là sẽ lời khi cộng lại tất cả. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này tương tự với thị trường đi range, mua khi giá gần mức hỗ trợ và bán khi giá gần mức kháng cự, như chart dưới đây: ​
Trong thị trường range, Trader sẽ muốn “mua thấp” khi giá tại hoặc gần mức hỗ trợ và đặt stop vừa ngoài mức hỗ trợ cho vị thế mua (hoặc trên mức kháng cự cho vị thế bán). Chúng ta chỉ tập trung vào các trade range cho tỷ lệ lời lỗ 1:1 hoặc cao hơn. Xem chart dưới anh em sẽ biết giới hạn có thể chấp nhận trước khi thiết lập một trade range