Khi bị viêm dạ dày Hp, người bệnh cần đến cơ sở bệnh viện để bác sĩ khám và điều trị kịp thời ngay bởi đây là vi khuẩn rất nguy hiểm, nó có thể khiến người bệnh bị ung thư dạ dày. Viêm dạ dày là bệnh khá phổ biến trong thời buổi nhịp sống đang ngày một nhộn nhịp, hối hả như hiện nay. Bệnh viêm dạ dày ngoài nguyên nhân do ăn uống không khoa học, không đúng giờ, do thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá còn do một nguyên nhân khá phổ biến là do nhiễm vi khuẩn HP.




Viêm dạ dày HP là gì?

NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH VIÊM DẠ DÀY HP
+ Nguồn nước bị ô nhiễm: sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp cao.

+ Do sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có thể bị lây lan qua đường hô hấp nên khi bạn sống với người đang bị nhiễm Hp thì bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp.

+ Môi trường sống quá đông đúc: Trong môi trường quá đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém cũng khiến con người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm dạ dày Hp.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH BỊ VIÊM DA DÀY HP
Bệnh viêm dạ dày Hp dương tính hay nói cách khác là hiện tượng có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Để nhận biết mình có bị nhiễm vi khuẩn Hp dương tính hay không, bạn cần đi xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín hay tại các bệnh viện . Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, có rất nhiều cách xét nghiệm để nhận biết vi khuẩn Hp như:

+ Kiểm tra mô bệnh học: các bác sĩ sẽ lấy mảnh tế bào dạ dày bị bệnh, nhuộm mẫu và quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy có vi khuẩn Hp thì chứng tỏ bạn bị viêm dạ dày Hp dương tính.

+ Nuôi cấy tế bào: lấy mảnh sinh thiết tế bào bị bệnh được sử dụng để mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau một thời gian mà thấy vi khuẩn Hp xuất hiện tức là Hp dương tính.

+Test thở UBT: người bệnh được đưa một bong bóng để thổi vào, sau đó đánh giá qua thiết bị đo đặc biệt với thông số DPM (độ phân giải của chất phóng xạ trong một phút)

DPM< 50: vi khuẩn Hp âm tính.

DPM 50-199: không xác định vi khuẩn Hp dạ dày dương tính hay viêm dạ dày hp âm tính.

DPM> 200: vi khuẩn Hp dương tính



Chẩn đoán viêm dạ dày hp âm tính

+Test phân: mẫu phân người bệnh được lấy đi để nhuộm và soi dưới kính hiển vi hoặc làm phản ứng miễn dịch. Qua kính hiển vi mà thấy có vi khuẩn Hp tức là người bệnh bị nhiễm viêm dạ dày Hp dương tính.

+Xét nghiệm máu: Trước tiên các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh rồi sử dụng công nghệ miễn dịch để xác định kháng thể kháng Hp trong huyết thanh của bệnh nhân. Nếu thấy có kháng thể kháng vi khuẩn Hp trong huyết thanh người bệnh tức là bạn đã bị viêm dạ dày Hp dương tính.

Tuy nhiên, theo sự nhận định của các bác sĩ cho biết việc xét nghiệm máu cho kết quả thiếu chính xác nhất bởi cho dù vi khuẩn Hp đã bị tiệt trừ hoàn toàn thì kháng thể kháng vi khuẩn Hp vẫn lưu hành trong máu trong thời gian dàui, có thể kéo dài hàng năm sau đó.

TRIỆU CHỨNG VIÊM DẠ DÀY HP
Hầu hết mọi đối tượng bị dạ dày nói chung hay viêm dạ dày Hp đều không có triệu chứng điển hình cụ thể ra bên ngoài. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì có một số người sinh ra đã có khả năng kháng lại tác hại của vi khuẩn Hp. Có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng và có từ 1-3% số người bị ung thư dạ dày.

Một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp như sau:

- Xuất hiện những cơn đau bụng hoặc bỏng rát vùng bụng trên

- Cơn đau bụng xuất hiện nhiều hơn khi đói

- Người bệnh có cảm giác buồn nô ngay cả khi không có thức ăn trong bụng

- Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn

- Thường xuất hiện những cơn nôn khan vào buổi sáng

- Ợ chua, đầy bụng, trướng bụng

- Sút cân mà không rõ nguyên nhân

- Đôi lúc bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu sắt





Triệu chứng viêm dạ dày hp

BIẾN CHỨNG VIÊM DẠ DÀY HP
- Loét dạ dày tá tràng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng do đó tạo điều kiện acid tấn công niêm mạc dạ dày tạo ra những vết loét dạ dày. Khoảng 10% bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp dương tính chuyển sang tình trạng loét dạ dày.

- Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày có thể ăn thủng lớp niêm mạc, thành mạc dạ dày và xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày.

- Viêm dạ dày tá tràng: vi khuẩn Hp trong dạ dày lâu ngày sẽ kích thích lớp niêm mạc tế bào gây xung huyết, viêm niêm mạc.

- Ung thư dạ dày: Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp loại vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày ở người.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY HP DƯƠNG TÍNH
+Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi với đồ dùng cá nhân (chén, đũa, bát, cốc, thìa…) riêng biệt. Người bệnh nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ. Tuyệt đối không nên ăn những đồ ăn nguội, cay, quá nóng hoặc khô rắn. Nên ăn với phong thái thoải mái, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Đây cũng là pương pháp có thể phòng chống bệnh viêm dạ dày ruột.

+ Ăn đúng giờ, người bệnh chỉ nên ăn vừa đủ no chứ không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

+Người mắc bệnh viêm dạ dày hp cần thực hiện chế độ kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, có tinh thần thoải mái, tránh bị stress.... tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide hay những loại trái cây có nhiều tính axit.

+ Dùng thuốc chữa viêm dạ dày hp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý những loại thuốc uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy hết được tác dụng của thuốc. Uống thuốc phải đủ liều, đủ thời gian, liều lượng cho phép, không được tự ý ngưng thuốc.

+ Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, không thức khuya.

+ Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.





Điều trị viêm dạ dày hp dương tính

Điều trị viêm dạ dày hp bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axit dịch vị. Thông thường thì thời gian điều trị tủng bình khoảng 6 tuần liên tiếp. Khi bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn hp thì các thầy thuốc sẽ cho người bệnh dùng thêm các thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng mà nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Thường thì khi người bệnh sử dụng hết liệu trình thuốc 6 tuần thì sẽ được bác sĩ chỉ định ngưng thuốc 2 tuần để kiểm tra xe vi khuẩn hp đã bị tiêu diệt hết chưa. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì lúc ấy mới chắc chắn khỏi bệnh.

Người bệnh cần chú ý sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc theo chỉ định của các bác sĩ.

VIÊM DẠ DÀY HP NÊN ĂN GÌ ?
Khi bị viêm dạ dày hp, các bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị tùy vào từng tình trạng bệnh nhân. Để bệnh mau chóng được chữa khỏi, người bệnh cần kết hợp cả chế độ ăn uống phù hợp, tránh gây kích ứng cho dạ dày.

Những thực phẩm khi bị viêm dạ dày hp cần phải kiêng

- Những đồ ăn quá chua, quá cay, quá nóng vì chúng có hại cho niêm mạc dạ dày

- Tránh dùng các loại đồ uống kích thích : rượu, bia, café, thuốc lá…

- Các loại nấm, trứng chưa chín hoặc trứng quá chín

- Các đồ ăn khó tiêu

Thực phẩm khuyến cáo người bị viêm dạ dày hp dương tính nên sử dụng

- Nhóm thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày như: trứng. sữa, gạo nếp, bánh mỳ…

- Nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm, canxi như: tôm, cá,…

- Bắp cải: Theo nghiên cứu, bắp cải không chỉ là loại thực phẩm tốt, giàu chất xơ mà còn là loại thực phẩm dành cho bệnh nhân dạ dày bởi trong bắp cải có chứa vitamin U giúp lành vết loét trên thành dạ dày nhanh chóng. Sử dụng bắp cải thường xuyên, sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa.

Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh viêm dạ dày hp mà trường an vị tổng hợp được từ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tại một số bệnh viên lớn trong cả nước. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu trong gia đình của mình.