Viêm da tiết bã là chứng bệnh ngoài da đang có số lượng người bệnh gia tăng một cách nhanh chóng. Bệnh có những biểu hiện khá dễ nhận biết. Cùng với đó là nguyên nhân gây bệnh cũng rất dễ mắc phải. Ở bài viết này, An Liễu sẽ cũng cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về căn bệnh viêm da tiết bã để có cách điều trị và phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Bệnh viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã (chàm tiết bã) là bệnh thể hiện sự rối loạn da, do viêm và tích tụ nhiều chất thải của da. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu, gây bỏng, đóng vảy, ngứa, da đỏ và có gầu hoặc ở các khu vực như mặt, ngực, lưng. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu các khu vực có nhiều dễ đọng chất nhờn, chất thải của da.

Đối với trẻ sơ sinh thì bệnh viêm da tiết bã thường ở đầu và được biết đến như là Cradle cap.

Cũng giống các bệnh ngoài da khác như á sừng, tổ đỉa, chàm, mề đay hay viêm da cơ địa,... viêm da tiết bã không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại gây khó chịu, mất thẩm mỹ, mang lại phiền toái cho cuộc sống của họ.


Viêm da tiết bã là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã
Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên có một số tác nhân có thể khiến bệnh tiến triển nhanh như:
  • Do loại nấm men phát triển cùng với vi khuẩn bên ngoài khi da tiết ra nhờn đó là nấm malassezia.
  • Do người bệnh lo nghĩ nhiều, stress, mệt mỏi thường xuyên.
  • Do hiện tượng thay đổi thời tiết thường xuyên, dịch bệnh xảy ra nặng hơn khi thời tiết chuyển sang mua đông.
  • Bệnh viêm da tiết bã có thể xảy ra ở một số bệnh nhân có điều kiện thần kinh như bệnh parkinson.
  • Những người bị HIV/AIDS cũng có khả năng mắc bệnh viêm da tiết bã rất cao.

Biểu hiện - Triệu chứng viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã được thể hiện qua các triệu chứng phổ biến sau:
  • Các triệu chứng xuất hiện như các mảng bám loang rộng hoặc có thể có lớp vỏ dày trên da đầu, khuôn mặt.
  • Da bị đóng vảy có màu trắng, vảy này rất dễ bong tróc và mù hơi ngả vàng hay đây chính là gầu.
  • Các vảy màu vàng hoặc trắng này có thể gắn rất chặt vào sợi tóc, làm bít lỗ chân lông và có thể gây hiện tượng rụng tóc.
  • Da bị nhờn, dầu màu đỏ với những quy mô không được ổn định.
  • Xuất hiện ngứa và đau nhức.

Bệnh viêm da tiết bã thường ảnh hưởng trực tiết đến các khu vực như da đầu, mặt, các khu vực có nếp gấp, rãnh giữa, có niều tuyến nhờn. Hoặc có cả trong và ngoài lông mày, hai bên mũi, đôi khi có ở nách.


Biểu hiện viêm da tiết bã

Điều trị bệnh viêm da tiết bã như thế nào để mang lại hiệu quả nhất?
Hiện nay chưa có cách chữa trị bệnh viêm da tiết bã nào đảm bảo có thể ngăn chặn được bệnh. Những phương pháp hiện nay như sử dụng thuốc tây y hoặc sử dụng những bài thuốc dân gian chỉ để kiểm soát các triệu chứng cửa bệnh.

Việc điều trị bệnh viêm da tiết bã nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vào tình trạng da, loại da và những nơi mà bệnh xuất hiện trên da.

Điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng phương pháp tây
Người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu gội y tế để khắc phục tình trạng bị viêm da tiết bã ở da đầu với các thành phần như: tar, ciclopirox, ketoconazole, salicylic acid. Hoặc những loại thuốc bôi, thuốc mỡ, lotion, gel có thành phần là chất ức chế miễn dịch.

Cần sử dụng các loại dầu gội và thuốc bôi từ 2-3 lần trên tuần và duy trì sử dụng để tránh bệnh tái phát và kìm hãm bệnh trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế sử dụng sản phẩm thuốc có chứa chất ức chế miễn dịch. Do thành phần thuốc này có thể làm teo da, khô da, ảnh hưởng trực tiếp đến da.

Khi thể trạng bệnh viêm da tiết bã nặng hơn cần kết hợp giữa thuốc với bổ sung thêm các nhỡm vitamin B như B3, B6 và vitamin h, kẽm.

Điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng sản phẩm từ đông y
Dựa vào nguyên do bệnh viêm da tiết bã là từ tuyến nhờn với vi khuẩn tác động lên da mà thuốc có 3 loại là thuốc bôi, thuốc ngâm tắm và thuốc uống trong.

  • Đối với loại thuốc bôi ngoài

Thành phần: Trầu không, nghệ vàng, lô hội, tinh dầu bơ, mò trắng và một số thành phần bí truyền khác

Những loại nguyên liệu này có công dụng như giảm đi lượng tiết nhờn, tiết dầu. chống viêm, tiêu sừng, liền các vết sẹo và đặc biệt là giúp thông thoáng lỗ chân lông. Và làm tiêu biến hầu như các triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã.
  • Đối với thuốc đắp

Thành phần: Trứng gà, Cây Nim (ấn độ), babul, vỏ xoài và các dược liệu bí truyền

Thuốc có tác dụng làm thoáng lỗ chân lông, làm dịu nhẹ da đầu và da mặt. đặc biệt, khi ngâm tắm, các loại lá này sẽ cuối trôi những mảng bám, vảy gầu trên da đầu, da mặt,…
  • Đối với thuốc uống trong

Thành phần: Trinh nữ hoàng cung, răng cưa, ngũ trảo, bạch truật, can khương, hồng hoa, tỏi đen, nga truất, ngưu tất,..., tá dược vừa đủ

Thuốc uống có công dụng giải độc gan, thận, tiêu viêm. thuốc giúp cho cơ thể người bệnh có thể bài tiết, loại thải các tốc ố giúp bệnh khỏi mà không bị tái phát lại.

An Liễu hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã

Cần có cách chăm sóc người bệnh viêm da tiết bã như thế nào?
Bệnh viêm da tiết bã có thể theo bạn suốt nếu như chúng ta không có cách chăm sóc bản thân tốt. Một số những lưu ý mà người bệnh cần chú ý để chăm sóc tốt cho chính mình:
  • Sau khi phát hiện ra triệu chứng bệnh cần đến các cơ sở thăm khám và chuẩn đoán bệnh nhanh nhất.
  • Sử dụng thuốc theo kê đơn của y bác sỹ, tránh lạm dụng quá liều thuốc.
  • Cải thiện lối sống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
  • Tắm rửa thường xuyên, kết hợp với các bài thuốc ngâm tắm từ đông y để mang lại kết quả tốt nhất.
  • Tránh dùng xà phòng, chất tẩy rửa có độ kiềm cao.
  • Mặc quần áo thoáng mát.
  • Tránh hiện tượng gãi ngứa thường xuyên.
  • Tránh hiện tượng suy nghĩ, lo âu, suy nhược thần kinh thường xuyên.

Chàm tiết bã ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn, nó làm bạn mất tự tin trước đám đông. Chính vì vậy, bạn không nên mặc kệ các triệu chứng bệnh mà hãy đến gặp bác sỹ ngay khi bệnh còn mới chớm xuất hiện. Hãy bảo vệ làn da của mình khỏi những tác nhân gây bệnh viêm da tiết bã, nhất là viêm da tiết bã nhờn ở mặtviêm da tiết bã ở đầu.

Trên đây là những thông tin mà An Liễu muốn bạn đọc biết thêm về chứng viêm da tiết bã. Hi vọng sau bài này, bạn đọc sẽ có được những kiến thức để phòng tránh bệnh cũng như bảo về làn da của mình!

Chúc các bạn luôn có làn da khỏe mạnh!

Nguồn: https://anlieu.com/benh-viem-da-tiet...-cach-dieu-tri