Viêm amidan cấp là tình trạng khi bệnh mới khởi phát. Bệnh có triệu chứng và nguyên nhân khá đặc trưng nên cần có phương pháp điều trị viêm amidan cấp tính phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những kiến thức tổng quan về bệnh viêm amidan cấp tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp tính
Bệnh viêm amidan cấp tính có nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng. Bệnh có thể có nguyên nhân bắt đầu từ bên trong cơ thể hoặc do các tác động từ bên ngoài vào. Chúng ta có thể tổng kết nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp tính là:

  • Yếu tố khách quan

Tạng bạch huyết : Trường hợp tổ chức bạch huyết phát triển mạnh, gây nhiều hạch ở cổ, họng. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng quá phát, gây viêm nhiễm, phát triển thành bệnh viêm amidan.

Cấu trúc amidan : Cấu trúc của amidan gồm rất nhiều khe và hốc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus trú ẩn, sinh sống và phát triển, gây bệnh viêm amidan.

Vị trí của amidan : Vị trí của amidan là một trong các nguyên nhân khách quan gây bệnh viêm amidan. Vị trí của amidan thuộc giao điểm của đường thở và đường ăn uống. Đây còn được coi như là cửa ngõ để vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập.

  • Yếu tố chủ quan

  1. Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí,…
  2. Thời tiết thay đổi, nhiệt đột thay đổi đột ngột, không giữ ấm cơ thể.
  3. Không giữ gìn vệ sinh răng miệng, bảo vệ đường hô hấp cẩn thận
  4. Mắc các bệnh khác: cảm cúm, bệnh ho gà, bệnh sởi.

Xem ngay bài viết liên quan


Triệu chứng viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp tính là tình trạnh viêm xung huyết hoặc amidan khẩu cái xuất hiện mủ. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh viêm amidan cấp là do virus. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ ở độ tuổi thiếu niên. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh.

  1. Sốt cao: Viêm amidan cấp khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng nóng lạnh bất thường, lúc thì rét đột ngột, lúc thì sốt cao toàn thân lên tới 40 độ. Cùng với đó là những dấu hiệu đi kèm như: Mệt mỏi, chán ăn, toàn thân mất sức, nhức đầu.
  2. Dấu hiệu cơ năng: Viêm amidan cấp tính có thể sẽ xuất hiện một vài các dấu hiệu đặc trưng như ngạt tắc mũi, đau họng, ho, miệng khô, hơi thở có mùi hôi.
  3. Mũi bị xuất hiện dịch nhầy: Lúc này dấu hiệu của viêm amidan cấp tính trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, dịch mũi chảy xuống gây ra khàn tiếng, lưỡi xuất hiện những hạt trắng bẩn.
  4. Xuất tiết: Đối với những bệnh nhân bị viêm amidan do virus, một số trường hợp niêm mạc họng bị xuất tiết khiến những tổ chức bạch huyết ở thành sau họng tổn thương theo.

Điều trị viêm amidan cấp
Trong một vài trường hợp bị viêm amidan cấp tính có thể tự khỏi được nếu như người bệnh có một sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì có thể sẽ không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Với sự phát triển vượt bậc của nền y học tiên tiến nước nhà, hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp điều trị viêm amidan cấp.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan cấp

Người bệnh sẽ được sử dụng các phương pháp can thiệp nội khoa bằng kháng sinh để giảm các triệu chứng như của bệnh. Các loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ như paracetamol, penicillin, betadine, … Trong một vài trường hợp triệu chứng của bệnh nặng hơn thì cần tới sự can thiệp của các phương pháp cắt amidan để loại bỏ triệt để ổ viêm.

Chữa viêm amidan cấp bằng phương pháp dân gian

Từ xa xưa, các mẹo chữa viêm amidan cấp tính đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Hầu hết các nguyên liệu đều được dễ dàng tìm kiếm như là hạnh nhân và hoa thiên phấn, tràm cùng bột phèn chua, hay chỉ đơn giản là mật ong chanh và trà gừng, … tất cả đều giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Chữa viêm amidan cấp tính nhờ Đông Y

Ngoài những phương pháp trên, việc chữa viêm amidan cấp tính bằng Đông Y cũng sẽ đem lại một sự hiệu quả vượt trội, giúp giải quyết nhanh các chứng bệnh bởi sự kết hợp giữa các thảo dược vô cùng lành tính và an toàn. Cụ thể như sau:

Điều trị viêm amidan cấp bằng cỏ nhọ nồi
Sốt là một trong các biểu hiện đầu tiên khi bị viêm amidan cấp tính. Do đó, trước tiên, người bệnh có thể sử dụng cỏ nhọ nồi để hạ sốt.

Bạn rửa sạch cây nhọ nồi, ngâm với muối hạt, sau đó để ráo nước. Bạn cho cây nhọ nồi vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt để uống. Trường hợp, bé dưới 1 tuổi, mẹ nên đun sôi để nguội rồi mới cho bé uống.

Bã nhọ nồi, bạn cho vào khăn sữa của trẻ để lau người, hạ sốt do viêm amidan hiệu quả. Bạn chú ý lau nhiều hơn ở vị trí trán, nách và gan bàn chân.

Trong khi sử dụng phương pháp này, bạn tuyệt đối không bật quạt, để cho người bệnh ra mồ hôi tự nhiên. Sau đó, người bệnh viêm amidan cấp tính lau sạch mồ hôi, và thay quần áo.

Hỗ trợ trị viêm amidan bằng rau thài lài
Bạn mang rau thài lài trắng rửa sạch, ngâm cùng nước muối để diệt khuẩn. Sau đó, bạn giã nát rau thài lài trắng rồi chắt lấy nước cốt. Bạn thực hiện ngậm và nuốt từ từ nước rau thài lài.

Bạn thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày và liên tục trong 2 – 3 ngày. Phương pháp này có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ trị viêm amidan cấp tính.

Trên đây là các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan cấp tính. Bạn có thể tham khảo để trạng bị thêm cho mình kiến thức về bệnh để giúp cho việc chăm sóc cho người thân trong gia đình hoặc chính bản thân mình khi bị bệnh. Mọi thắc mắc hay bất kì câu hỏi nào xoay quanh vấn đề sức khỏe các bạn có thể để lại ở phần bình luận dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể cho các bạn.
Nguồn: http://anhongkhang.com/viem-amidan-c...-phap-dieu-tri