Trẻ hay cáu gắt, khóc mếu, hay không chịu làm bất cứ việc gì cả, cũng chẳng chịu ăn, chỉ chịu mỗi ăn vạ. Nhiều bố mẹ đã tự đặt dấu chấm hỏi to bự trên đầu và không biết tìm câu trả lời ở đâu vì con không có biểu hiện nào cụ thể ra bên ngoài cả. Vậy thì tại sao con lại bỗng nhiên thay đổi đến như thế, ngoại trừ các lý do con đang trong wonderweek, con đang khủng hoảng tuổi lên ba…

Tin hữu ích cho những bạn có cửa hàng muốn làm biển hiểu in uv, hộp đèn siêu mỏng, hộp đèn mica thì có thể tham khảo ở đây nhé

1. Trẻ bị ốm
- Trẻ bị bệnh hoặc chớm bị bệnh nhưng chưa có dấu hiệu ra bên ngoài sẽ có những thay đổi trong hoạt động hệ thần kinh: Giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh, thay đổi trạng thái hưng phấn, trông có vẻ mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, không thích chơi như thường ngày.
2. Nhu cầu sinh lý không được đáp ứng
- Trẻ có nhiều nhu cầu khác nhau như nhu cầu sinh lý, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được cảm thấy an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự khẳng định. Trong đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu cơ bản, đặc biệt quan trọng ở lứa tuổi này.
- Nhu cầu sinh lý gồm: Ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể, quần áo, vệ sinh môi trường… không được đáp ứng sẽ dẫn tới khó chịu, bực bội, cáu gắt. Một số trẻ rất nhạy cảm với việc thời tiết thay đổi: Gió lớn hơn, trời nóng hơn hoặc lạnh hơn, gió heo may mùa thu, trời sắp mưa… và cáu gắt vì điều đó.
3. Đói vận động
- Phần lớn trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn, hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
- Trẻ đói vận động còn giảm quá trình oxy hoá trong cơ thể, giảm khả năng chịu đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp
- Sự thiếu vận động do không đảm bảo các điều kiện cho trẻ vận động tích cực, không đủ kích thích cho trẻ hoạt động => Vỏ não giảm khả năng làm việc trong thời gian dài, trẻ chỉ được hoạt động trong các điều kiện không đổi, tiếp nhận tác động như nhau, do đó vốn tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm tích luỹ nghèo nàn.
4. Đói giao tiếp
- Giao tiếp là nhu cầu đặc biệt, xuất hiện sớm ở trẻ.
- Trẻ có 2 dạng giao tiếp: giao tiếp với người lớn, giao tiếp với bạn.
• Giao tiếp với người lớn: Đáp ứng nhu cầu tiếp xúc, trao đổi tình cảm, nhu cầu hoạt động với đồ vật, nhận thức, kinh nghiệm khi giao tiếp với người lớn sẽ được sử dụng để giao tiếp với bạn.
• Giao tiếp với bạn: có ý nghĩa quan trọng, thường tạo cảm xúc tột đỉnh ở trẻ mà không gì có thể thay thế được.
 Không đáp ứng nhu cầu giao tiếp nghĩa là không đảm bảo điều kiện phát triển tâm lý của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình thần kinh.
5. Trẻ mệt mỏi
- Mệt moi là kết quả của sự căng thẳng của cơ thể khi phải tập trung vào hoạt động nào đó quá lâu hoặc điều kiện không đảm bảo
- Trẻ mệt mỏi, khả năng tiến hành các hoạt động phức tạp bị giảm sút, trẻ không thể điều khiển được những vận động thô, không thể tập trung vào hoạt động và hành động của trẻ trở nên đơn điệu, nhàm chán. Ngoài ra, khi quá mệt mỏi, trẻ sẽ có biểu hiện ngủ không ngon, quấy khóc, bướng bỉnh.
- Sự mệt mỏi xuất hiện vào những thời điểm khác nhau, ở mức độ khác nhau, phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ, đặc điểm hệ thần kinh, tính chất và thời gian hoạt động với mỗi trẻ, nội dung, phương pháp, các điều kiện tổ chức hoạt động của người lớn.
Để tạo điều kiện cho hệ thần kinh của trẻ hoạt động bình thường, cần giúp trẻ nghỉ ngơi tốt, tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hằng ngày.