Như đã thông tin, Nghị định 155 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bắt đầu có hiệu lực từ 1/2/2017. Nhiều mức phạt được quy định trong Nghị định 155 đã tăng cao so với Nghị định 179 trước kia.

Theo đó, các hành vi như vứt tàn mẩu thuốc lá, vệ sinh cá nhân, vứt rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định đều có thể bị phạt đến hàng triệu đồng.

Đến nay, đã hơn 2 tuần kể từ khi nghị định này chính thức có hiệu lực nhưng theo quan sát của PV tại nhiều quận của Thủ đô rác vẫn được người dân vô tư xả ra. Tại đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), đây là trục đường tập trung nhiều cửa hàng ăn uống, buôn bán, nhà trọ nên tình trạng xả rác diễn ra thường xuyên và công khai.
Rác thải được vứt ngay dưới biển cấm tại đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy).

Nhiều người dân tại khu vực này không những không bỏ rác đúng thời gian quy định mà còn sai địa điểm thu gom rác. Đa số đều “tiện đâu bỏ đó”. Thậm chí, nhiều người còn thản nhiên vứt rác ngay dưới biển cấm. Tại đường Nguyễn Khang (phường Quan Hoa, Cầu Giấy), rác vẫn bị vứt ngay dưới lề đường, gốc cây xanh và dọc trên vỉa hè…

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Phan Thị Thu Hà – Chánh văn phòng UBND quận Cầu Giấy cho biết, đến nay quận chưa tiến hành xử phạt một trường hợp nào vì đang trong quá trình tuyên tuyền và nhắc nhở cho người dân, khi nào tuyên truyền xong mà vẫn vi phạm thì lúc đó sẽ làm thật nghiêm.

Bà Hà nhận định, việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm môi trường nơi công cộng là cần thiết, để nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, khi việc người dân xả rác sinh hoạt bừa bãi ra đường phố, vỉa hè hay vô tư tiểu tiện, đại tiện ngoài đường là khá phổ biến và ảnh hưởng tới môi trường chung, gây phản cảm nhưng phải có thời gian để tiến hành tuyên truyền sau đó mới tiến hành xử lí vì mức phạt là rất cao.
Đại diện quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, quận này sẽ lắp camera để xử phạt hành vi xả rác ra môi trường.

Bà Hà cũng cho biết, từ cuối năm 2016 quận Cầu Giấy đã giao các đơn vị trong quận gồm: phòng Tài nguyên môi trường, Quản lý đô thị, Kinh tế, Y tế, Tư pháp và Công an phương lên phương án tổ chức thực hiện nghị định này. Ngoài ra, quận Cầu Giấy cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nghị định tới nhân dân bằng hệ thống loa phường và các tổ trưởng tổ dân phố. Đơn vị này cũng đã cử cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường.

Bà Hà cho biết, quận Cầu Giấy đang có chủ trương lap dat camera trên toàn địa bàn quận để giám sát và xử lí các hành vi xả rác thải rải của người dân. Hiện tại, quận này đã trình phương án lên thành phố để xem xét và nếu được thành phố đồng ý thì dự kiến đến Quý II năm 2017 hệ thống này sẽ đi vào hoạt động.

Theo bà Hà, quận này đã trình hai phương án để thực hiện việc lap camera quan sat, thứ nhất là quận đầu tư mua toàn bộ thiết bị, phương án tiếp theo là thuê một đơn vị khác và sẽ trả tiền theo năm. Về kinh phí thực hiện sẽ xin từ ngân sách của thành phố và huy động nguồn ngân sách của quận Cầu Giấy.

“Sau khi đi vào hoạt động, hệ thống camera này sẽ kết nối chung với hệ thống camera an ninh của công an Hà Nội, khi đó tất cả hình ảnh của người vi phạm công an thành phố cũng có thể nắm được và có xử phạt vì các đơn vị thực hiện Nghị định 155 có cả cảnh sát môi trường”, bà Hà cho biết thêm.

View more random threads: