“Vừng ơi! Mở ra” là câu thần chú mở cửa hang động chứa kho báu của 40 tên cướp trong câu chuyện cổ tích Alibaba và 40 tên cướp. Có bao giờ bạn nghĩ mình cũng có thể đọc “thần chú” để mở cửa nhà và làm được nhiều việc hơn thế chưa? Vậy giải pháp kết nối thiết bị nhà thông minh đó như thế nào để được như vậy ,hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé !?

Đầu năm 2016, CEO mạng xã hội Facebook – Mark Zuckerberg, đặt ra hai mục tiêu phải đạt được trong năm: chạy bộ 365 dặm và xây dựng một trợ lý ảo thông minh. Không rõ anh đã hoàn thành được bao nhiêu dặm đường trong kế hoạch nhưng anh đã hoàn thành việc lập trình trợ lý ảo thông minh cho riêng mình và gia đình.

Vào ngày 20–12–2016, Mark đã công bố trợ lý ảo Jarvis (cùng tên với trợ lý ảo của tỷ phú Tony Stark – Iron Man) do anh lập trình để điều khiển các thiết bị tiện nghi trong nhà như đèn, điều hoà không khí, cửa ra vào, loa không dây, ứng dụng phát nhạc, camera an ninh, lò nướng bánh mì và máy bắn áo thun.

Trong đoạn phim ngắn giới thiệu về Jarvis, Mark dùng những câu lệnh đơn giản để ra lệnh cho trợ lý tắt/mở đèn, phát nhạc, nướng bánh mì hay “bắn” chiếc áo thun xám đặc trưng vào tay mình. Ngoài ra, Jarvis có thể nhận diện những vị khách đến nhà khi họ nhấn chuông cửa và Mark có thể mở cửa cho khách thông qua Jarvis.

Để có thể làm được như vậy, Mark đã kết hợp công nghệ nhận dạng ngôn ngữ, nhận dạng gương mặt do Facebook phát triển và giao tiếp với Jarvis thông qua một chatbot (robot trả lời tự động) tích hợp vào ứng dụng nhắn tin Facebook Messenger và một ứng dụng nhận diện giọng nói được lập trình trên nền tảng iOS của hãng Apple.

Tuy nhiên, nhu cầu hàng ngày của con người đa dạng và phong phú hơn những câu lệnh tắt/mở đèn rất nhiều. Có thể bạn cần tắt đèn phòng khách để thưởng thức một bộ phim chứ không muốn tắt tất cả đèn trong nhà thông minh . Hoặc bạn muốn trợ lý gợi ý những bài hát tương tự ca khúc yêu thích của mình chứ không muốn lúc nào cũng phải “chỉ mặt, đặt tên” bài hát và ca sỹ.

Trong trường hợp này, những thành tựu trong phát triển hệ thống máy học (machine learning) và trí thông minh nhân tạo AI sẽ giúp tối ưu hóa khả năng hiểu theo tình huống và ngữ cảnh khác nhau. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ AI cũng giúp các trợ lý hiểu được yêu cầu của chủ nhân thông qua những câu lệnh linh hoạt, đa dạng và phong phú hơn.





Ngoài sự hạn chế về khả năng nghe – hiểu của trợ lý ảo hiện nay, các thiết bị đầu cuối như đèn, loa nghe nhạc, ti-vi, tủ lạnh thông minh, máy giặt thông minh, hệ thống điều hòa không khí… vẫn chưa có một chuẩn kết nối chung toàn cầu. Điều này đã vô tình làm giảm khả năng kết nối giữa các thiết bị đầu cuối và hệ thống điều khiển trung tâm. Nguyên nhân là do mỗi công ty, tập đoàn đều muốn phát triển chuẩn kết nối của riêng mình và hạn chế sự kết nối của sản phẩm từ công ty đối thủ.

Hiện nay, trên thị trường đã có một số thiết bị giúp bạn biến ngôi nhà của mình trở nên thông minh tương tự của Mark Zuckerberg. Những sản phẩm như Echo và Echo Dot được Amazon trang bị trợ lý ảo Alexa hay Google Home của ông trùm tìm kiếm có khả năng kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh, dịch vụ giải trí trực tuyến bằng giọng nói (dĩ nhiên là bạn phải ra lệnh bằng tiếng Anh).

Hai tập đoàn công nghệ sừng sỏ này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và mang nhiều tiện ích mới lên những sản phẩm này. Tương lai sở hữu một trợ lý ảo cái-gì-cũngbiết như Jarvis của người hùng Iron Man có lẽ sẽ không quá xa vời.

Xem thêm nhà thông minh giá rẻ