Khi mang thai, chắc chắn bạn sẽ băn khoăn liệu cuộc sống của mình sẽ phải thay đổi như thế nào khi giờ đây, bạn đang sống cho hai người. Liệu bạn có thể tiếp tục sống và làm việc như người bình thường như trước đây hay không? Bạn có phải hạn chế uống café và đặc biệt là kiêng tiệt các loại đồ uống có chứa cồn hay không? Và nếu uống phải sẽ có hại như thế nào với sức khỏe và sự phát triển của thai? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài này nhé!

Xem thêm: Bé ăn ngon miệng hơn với ghế ăn cho bé!

Uống đồ uống có chứa Caffeine




Đồ uống có chứa Caffeine như: trà, café, bia đen… gây lợi tiểu nên sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn (Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn). Caffeine được biết đến như là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hiện tượng đào thải canxi và các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho quá tình màn thai trước khi chúng được hấp thụ. Tác dụng kích thích của caffeine dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các bà bầu, khiến các mẹ dễ mất bình tĩnh và dễ tức giận. Ngoài ta, nếu bạn uống nhiều đồ uống có chứa Caffeine vào buổi trưa, bạn sẽ không muốn nghỉ ngơi nữa, trong khi buổi trưa là thời gian bạn cần phải nghỉ ngơi để làm việc buổi chiều. Đặc biệt, đồ uống có chứa Caffeine sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất sắt của mẹ và thai nhi.


Không cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê của bạn, nhưng tốt hơn hết là bạn nên giảm dần lượng café uống mỗi ngày. Hầu hết các bằng chứng khoa học cho thấy, trung bình 200mg caffeine mỗi ngày là mức an toàn cho chị em mang thai.


Bạn được coi là nghiện café nếu uống hai ly cà phê mỗi ngày. Khi mẹ mang thai uống nhiều café, cũng giống như các thức ăn khác, thai nhi cũng ăn cùng và uống cùng mẹ. Caffein có trong café qua nhau thai, mặc dù ở mức nào đó hoặc ở lượng dùng nào đó, sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Một trong những tác hại đó là làm tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tại sao bạn không nên uống rượu?




Khi phụ nữ mang thai uống các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, hoặc rượu pha với nước hoa quả như: Cocktail, Mocktal… thì điều đó đồng nghĩ với việc thai nhi cũng đang uống theo và hấp thu một nửa lượng cồn mà mẹ uống phải. Để thải độc rượu ra khỏi cơ thể, thia nhi cần thời gian lâu gấp đôi người mẹ. Do vậy, các em bé có nguy cơ tử vong nếu người mẹ mới chỉ có cảm giác phấn chấn.


Bạn được coi là uống nhiều rượu nếu một ngày bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu vang, 2 ly rượu mạnh hoặc hơn 2 cốc bia trong suốt thời kỳ mang thai. Bà mẹ uống rượu không chỉ khiến bà mẹ gặp nhiều biến chứng sản khoa nghiêm trọng mà còn có thể dẫn dến hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi – là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng chậm phát triển trí tuệ và nhiều dị tật (Đặc biệt là ở đầu, mặt, chân tay, tim và hệ thần kinh trung ương) và tỷ lệ tử vong cao.


Những đứa trẻ mắc hội chứng ngộ độc rượu bị hạn chế về tầm nhìn, rối loạn học tập và có hành vi bất thường, mắc các vấn đề xã hội và nó chung là không có khả năng để nghe và nhìn một cách bình thường. nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc cai nghiện rượu thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ và tư vấn chế độ cai rượu thích hợp nhé!

Theo chaocon.com