1. Thành phố của những cây cầu



Đà Nẵng, thành phố của những cây cầu (Ảnh tác giả: Quốc Trần Lê Bảo – Các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng)
Việc mà chắn chắn tôi sẽ làm vào buổi tối đầu tiên ở Đà Nẵng, và các buổi tối rảnh rỗi khác là đi xe máy dọc theo bờ sông Hàn, ngắm nhìn những cây cầu lung linh đủ sắc màu. Bờ sông thực sự là một sân khấu lớn của buổi dạ tiệc ánh sáng. Cây cầu Rồng và cầu quay sông Hàn là điểm đến mà tôi hay tìm đến nhất. Và cầu Trần Thị Lý (cây cầu dài và lớn nhất ở Đà Nẵng) sẽ là nơi tôi chọn để ngắm cảnh hoàng hôn. Một trải nghiệm liên quan tới những cây cầu là khoảng 1h30 sáng, cây cầu sông Hàn sẽ bắt đầu quay dọc theo chiều sông để mở cửa cho tàu bè qua lại. Nếu bạn có thể thức tới giờ này thì nhất định nên thử một lần tới đây để xem, hoặc bạn cũng có thể thuê một khách sạn gần trung tâm trong mùa không tắm biển được để đêm có thể quan sát cảnh tượng thú vị này.
2. Chùa Linh Ứng
Chùa Linh Ứng nổi tiếng linh thiêng ở Đà Nẵng, nơi có bức tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát hướng ra biển. Vị thế của ngôi chùa rất đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Người dân Đà Nẵng nói rằng, kể từ khi ngôi chùa và bức tượng Phật được xây dựng thì hàng năm những cơn bão đổ về đây ít hẳn. Có cơn bão vào gần đến nơi rồi lại đổi hướng. Đấy là về mặt tâm linh, còn với riêng tôi, tôi thích chùa Linh Ứng vì quang cảnh thoáng đãng, yên tĩnh – nơi này mang lại cho tôi một cảm giác yên bình.
3 . Đỉnh bàn cờ trên núi Sơn Trà
Tôi khám phá đỉnh Sơn Trà bằng xe máy, sau khi đi chùa Linh Ứng, cứ men tiếp theo con đường nhựa sẽ đến với cây đa đại thụ, sân bay và nơi đẹp nhất núi Sơn Trà đó là đỉnh bàn cờ – nơi có bức tượng tiên ông đang ngồi đánh cờ một mình. Vào mùa hè bên dưới thành phố nắng là thế, nhưng khi lên đến gần đỉnh lại rất mát và có xương mù. Từ đỉnh bàn cờ nhìn xuống thành phố là một cảnh tượng kỳ vỹ. Tôi thấy những cây cầu bắc qua sông. Bãi biển Mỹ Khê và những bãi cát trắng trải dài hàng chục km… Thành phố này thật sự rất đẹp nếu ngắm từ trên cao. Tôi nhớ lần đấy đi cùng đứa em, hai an hem em hái đầy mũ sim, những quả sim tím chín mọng rồi đánh chén. Đó là những kỷ niêm thật khó để quên.


https://www.redgeckotravel.com/
Vịnh Lăng Cô – vịnh đẹp nhất hành tinh (Ảnh tác giả: Maidaiduong – Địa điểm du lịch Đà Nẵng)
4. Một chiều ngắm mặt trời lặn ở dãy núi Sơn Trà
Có một buổi chiều tôi cùng người bạn đạp xe lên cầu Trần Thị Lý, mặt trời lúc ấy gần lặn nên cố gắng hắt những tia nắng màu vàng (ngả đỏ) rất lạ. Đứng trên cầu Trần Thị Lý nhìn xuống bờ sông, những dãy nhà và bến tàu cảng, cảm giác như đang đứng ở một thành phố cảng nào đó của Châu Âu – giống như những thước phim tôi từng được xem trên vô tuyến chứ không còn phải Việt Nam nữa. Rồi khi mặt trời dần lặn khuất, tôi và người bạn đi thật nhanh lên chân chùa Linh Ứng, nơi có một bãi đất rộng, dừng xe ở đấy ngắm mặt trời lặn ở phía sau lưng dãy núi phía xa. Chỉ chờ khoảng 15-30’ khi ánh sáng tắt, bầu trời dần tối cũng là lúc thành phố lên đèn. Thấy rõ ràng nhất là vòng quay Mặt trời (Sunwheel), các tòa nhà cao tầng, rồi đến đèn đường cao áp. Một nơi vô cùng lãng mạn mà chẳng phải trả đồng tiền phí nào. Tiếc rằng người đi cùng tôi lại là một anh bạn, nếu là nữ thì có lẽ đấy là một trong những thước phim ngọt ngào hơn cả các câu chuyện tình Hàn Quốc rồi. haha
5. Núi Ngũ Hành Sơn
Tiếp tục với chủ đề núi non, điểm đến mà tôi rất rất yêu thích là ngọn núi Ngũ Hành Sơn với các ngôi chùa hang động rất đẹp. Động đẹp nhất ở trong dãy núi là Huyền Không, một hang động rộng lớn, với những tia sáng hắt xuống từ một lỗ giếng trời ở trên đầu, bức tượng Phật Thích Ca đang ngồi trên vách đá, và ngôi chùa nhỏ cổ kính lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Ngoài ra còn có ngôi chùa cũng tên Linh Ứng với bảo tháp, động Hoa Nghiêm với tượng quán Thế Âm giống như đá nhũ nằm trên núi… Một địa điểm du lịch ở Đà Nẵng mà tôi sẽ không bao giờ bỏ qua.
6. Bảo tàng Chăm Pa
Vì là người thích tìm hiểu về văn hóa, nhất là một nền văn minh như Chăm-pa thì bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa là nơi tôi không thể bỏ qua. Bảo tàng Chăm-pa ở Đà Nẵng chính là kho tàng lớn nhất về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Chăm-pa ở Việt Nam. Một kho tàng vô giá đấy! Tôi có thể lang thang ở đây cả buổi để đọc về những vị thần Hindu, Linga & Yoni là gì, thời nào người Chăm-pa thờ thần Hindu, thời nào chuyển qua đạo Phật, tại sao người ta lại thờ cũng những biểu tượng “nhạy cảm” cách điệu từ bộ phận sinh dục của phụ nữ và đàn ông…vv Nếu bạn cũng là người thích tìm hiểu về văn hóa Chăm-pa, bạn nên tìm đến bảo tàng này.