Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến triệu chứng phù nề chân, bàn chân to hơn, “gân xanh” nổi ngoằn ngoèo ở chân gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây lở loét da và nhiễm trùng da.


Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất phổ biến

Ngày nay, do tính chất công việc, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất phổ biến ở những người có độ tuổi trên 30 do ít vận động, ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là thu ngân, lễ tân, nhân viên văn phòng hay tài xế lái xe đường dài,..

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu khá giống với những căn bệnh viêm khớp bình thường như thường xuyên nhức mỏi chân, tê chân, buổi tối ngủ hay bị chuột rút, có cảm giác giống kiến bò trong chân gây ngứa, bức rứt khó chịu,... do đó nhiều người chủ quan nên tự ý sử dụng thuốc, không đi thăm khám khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ngày càng trầm trọng, lâu ngày dẫn đến các triệu chứng phù nề, lở loét, viêm nhiễm da,...Như vậy, nếu cảm thấy những biểu hiện trên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách để không dẫn đến hậu quả tiêu cực về sau.

Vì sao ngồi lâu, đứng lâu, ít vận động lại dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Sau đây là cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà mọi người cần phải biết:

Tĩnh mạch là 1 trong 2 loại mạch máu chính của cơ thể con người. Tĩnh mạch là một hệ thống các cấu trúc hình ống, các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ bơm máu về cho các tĩnh mạch lớn, gần tim hơn, sau đó đổ về tim phải. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới liên quan đến cấu trúc, cơ chế dẫn truyền máu trong hệ tĩnh mạch chi dưới.

Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van tĩnh mạch có cấu tạo gồm: 1 lá van tự do, 1 lá van dính ở thành tĩnh mạch, mép lá van và xoang van. Khi chi dưới vận động, các cơ bắp chân sẽ co bóp và giúp bơm máu đi từ bàn chân lên trên, khi đi qua van tĩnh mạch, các lá van sẽ mở cho máu lưu thông lên phía trên đổ về tim phải. Như vậy, nếu chân không hoạt động trong một thời gian lâu thì máu sẽ không được “bơm” theo chiều từ dưới lên mà lại có xu hướng đi ngược trở lại bàn chân - đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.



Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đã có thực phẩm bảo vệ sức khỏe CETECO TRI-GIATIMAC

Tức là máu chỉ lưu thông theo một chiều từ bàn chân về tim vì khi đó van tĩnh mạch mới mở. Nếu đứng lâu, máu có xu hướng đi ngược từ tim về bàn chân nhưng không lưu thông được qua van tĩnh mạch do các lá van đóng kín gây nên hiện tượng “ứ đọng” làm giãn thành tĩnh mạch, lâu dài sẽ làm hở van tĩnh mạch như thế càng ngày van tĩnh mạch càng mở rộng và tình trạng “dòng máu ngược” sẽ càng nhiều làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch dẫn đến tĩnh mạch càng giãn to hơn và các tĩnh mạch sẽ nổi ngoằn ngoèo trên da (thường gọi là gân xanh) đây chính là hiện tượng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.


Thành phần chế tạo thuốc trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới càng nặng thì các biểu hiện nổi gân, chân to, phù nề càng rõ ràng đặc biệt là ở vùng mắt cá chân. Do đó, mọi người cần vận động thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng lâu để cơ chế làm việc của các tĩnh mạch trong cơ thể diễn ra bình thường.


Hãy đề phòng và chữa kịp thời bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bài viết cung cấp sơ lược về cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hi vọng rằng mọi người sẽ cùng nhau hoạt động, làm việc có khoa học để có được đôi chân săn chắc, cơ thể khỏe mạnh.

Trích nguồn: Cơ chế gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới