Theo một thống kê thăm dò ý kiến những du khách đến Việt Nam thì có đến trên 70% những người hỏi trả lời rằng họ sẽ không quay lại Việt Nam một lần nữa.

Tôi gọi đó la hiện tượng "một đi không trở lại".
Một câu hỏi vẫn ám ảnh tôi là tại sao có hiện tượng này, trong khi đất nước này có nhiều cảnh đẹp và con người nói chung là hiếu khách và cũng dễ mến.

Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đi du lịch ở trong nước, vì đơn giản là mỗi lần về Việt Nam là một chuyến về quê thăm nhà và bà con.

Nhưng có cơ hội đi đây đi đó, tôi cũng quan sát được đôi điều thú vị, ít ra là có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có hiện tượng "một đi không trở lại".



Vấn đề sản phẩm du lịch

Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, nhưng chúng ta chưa biết tận dụng thế mạnh này.

Chúng ta còn nhiều bãi biển có thể nói là đẹp chẳng thua bãi biển nào trên thế giới. Chẳng hạn như bãi biển Nha Trang, chỉ có thể mô tả là quá đẹp và lại rất dài (khoảng 9 km). Phú Quốc cũng có một số bãi biển đẹp hoang sơ đến mê hồn.

xem thêm>>>thiết kế web du lịch giá rẻ

Hôm tôi ghé khu Mũi Dương (Phú Quốc), với những hàng dương thẳng tắp và cát trắng đó là một nơi hết sức lý tưởng để nghỉ mát và tắm biển.

So với các nơi khác trên thế giới mà tôi đã từng đi qua, những bãi biển của ta có thể nói là đẹp hơn nhiều.
Chẳng hạn như bãi biển Gold Coast nổi tiếng của Úc chẳng là cái gì của bãi biển Nha Trang.

Thế những Gold Coast được quảng cáo rất hay, và được gìn giữ rất cẩn thận nên không có ô nhiễm như các bãi biển ở nước ta

Điều đáng buồn nhất là hầu hết những thắng cảnh nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng, và đây có thể là một "downfall" của Việt Nam

Ở Nha Trang, đi trên cáp treo nhìn xuống biển mà thấy đau nhói vì rác rưởi mênh mông.

Ở Phú Quốc ở những bãi biển đẹp tuyệt vời mà nhìn thì mắt bị đau vì những bãi rác khổng lồ

Có những nơi mang tiếng là khu di tích lịch sử cấp nhà nước mà việc bảo tồn thì chẳng ra gì

Tháp Bánh Ít (xây từ thời cuối thế kỉ 11 ở Qui Nhơn), được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 12/1982 mà rác vỏ cam quít ngập đầy trong tháp!

Nhìn vào cách trùng tu tháp này Tôi chỉ biết lắc đầu dơ tay lên trời cho sự dốt nát của người làm công việc trùng tu.
Thuở đời nay, bên cạnh những viên gạch có độ tuổi hàng ngàn năm được hun đúc và xây rất nghệ thuật, người ta trát vào đó những viên gạch dỏm và… xi măng.
Trông nó thô kệch làm sao.
xem thêm>>>thiết kế website portal

Tôi thật không hiểu nổi tại sao lại có cách làm vô văn hóa như thế, và tại sao mấy ông quan văn hóa lại để tình trạng này xảy ra.

Còn ở dinh Độc Lập (nay là dinh Thống Nhất) thì bị xuống cấp nghiêm trọng. Phòng ốc loang lổ, dơ bẩn, rồi lại có những cái lô-cốt có lẽ tồn tại từ thời bao cấp của những người Bộ-đội từ Bắc mới vào Nam xây để trồng rau để "cải thiện đời sống" vẫn còn chình ình phía sau dinh, trông rất phản cảm. Còn phía trong, những toilet (ôi thoi ! những toilet) ở đây không được tu sửa nên bước vào phòng là mùi hôi thối nồng nặc. Ấy thế mà người ta tổ chức hội nghị khoa học quốc tế ở đây mới chết người chứ !
Ở những nơi này, người ta đều thu phí vào nhưng chẳng biết số tiền đó được sử dụng cho việc gì, chắc chắn không phải cho việc bảo trì rồi.

Đó là chưa kể đến đội quân chèo kéo du khách lúc nào cũng bu quanh họ làm họ hết hồn hết vía.Thật ra, chẳng đâu xa, ngay phía ngoài những khách sạn 5 sao sang trọng, mỗi khi khách bước ra là bị đội quân này vây đến nỗi có khách dơ tay lắc đầu than trời. Những người buôn gánh bán bưng này không còn thi vị như trước nữa, mà họ đã trở thành một lực lượng hung-hãn có thể bóp méo hình ảnh một nước Việt Nam thân-thiện. Thật ra, phần lớn lực lượng chèo kéo này là người từ "miền ngoài"(Thanh Hóa, Nghệ An Hà Tĩnh, v.v…) vào, chứ không hẳn là người miền Nam.
Nhìn thấy những cảnh này, Tôi - một người Việt- thấy rất xấu hổ cho cái văn hóa đặc thù đó.

Tôi sẽ không trách các du khách đó nếu họ nói "Tôi sẽ không bao giờ quay lại xứ sở này"

Dịch vụ nghèo nàn và kém

Dịch vụ du lịch ở Việt Nam nếu đem so với Thái Lan thì còn kém quá xa. Ngoại trừ một số công ti du lịch lớn, đại đa số các công ti du-lịch trung và nhỏ thì chưa cónhững hướng dẫn viên chuyên nghiệp,am hiểu lịch sử và tình hình đại phương để thuyết-phục khách du lịch.

Ở những nơi có nhiều thắng cảnh như Phú Quốc, còn thiếu rất nhiều nhân viên du-lịch có khả năng hướng dẫn du khách..
Nhiều khi Tôi hỏi những em làm hướng dẫn ở địa phương,các em ấy chỉ nói "không biết và kèm theo một…Nụ cười!

Hôm ở Qui Nhơn, Tôi ghé thăm khu bảo tàng Quang Trung và nghe một cô hướng dẫn thuyết trình về những trận đánh gắn liền với tên tuổi của vua Quang Trung mà không biết nên cười hay khóc. Tôi nghĩ Em nhầm lẫn giữa tuyên truyền và hướng dẫn du khách, nên những lời nói và cách nói của em biến em thành một cái loa tuyên truyền rất… khôi hài.

Một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam là vệ sinh

Ghé qua bất cứ khu du lịch nào, dù là những khu nổi tiếng "danh lam thắng cảnh", cái nỗi kinh hoàng nhất với du-khách là nhà vệ sinh. Hình sau đây cho thấy giữa một khu bảo tàng Quang Trung được xây khá hoành tráng mà nhà vệ sinh thì kinh-khủng và Tôi dám chắc rằng chẳng có du khách nào dám vào đó.

Thật ra, chẳng cần đi đâu xa, du khách chỉ cần ghé qua cái toilet của nhà ga sân bay Phú Bài (Huế) hay sân bay Cam Ranh (Nha Trang), thậm chí nhà ga sân bay nội địa
Tân Sơn Nhất thì sẽ thấy ngay người Việt Nam nói chung không quan tâm đến vệ sinh cá nhân.

Ở những nơi (hãy tạm cho) là "văn minh" này, Tôi thấy những cái toilet cũ kĩ, dơ bẩn, nhếch nhúa, và có khi được thiết kế một cách rất… ngu xuẩn. Ngu xuẩn như thế nào?

Chẳng hạn như ở nhà ga sân bay Phú Bài, người ta thiết kế cái toilet đi tiểu chắc là cho những người đàn ông cao 2 m trở lên, hay như cái cầu toilet mà nếu đóng cửa thì người ngoài vẫn có thể nhìn vào thấy mồn một !

Hay như ở nhà ga sân bay nội địa Tân Sơn Nhất, nơi tập trung nhiều chuyến bay hàng ngày, mà chỉ có một toilet, đến nỗi khi mỗi chuyến bay là có một hàng người dài chờ đi toilet!

Thật khó mà tưởng tượng nổi tại sao một đất nước đang đổi mới lại có những người thiết kế những thứ toilet quái đản như thế hay những cái đầu quản lí với một cái toilet! Nói đến vệ sinh cá nhân làm Tôi nhớ đến chuyện…giấy.

Những ngày lưu lại thành phố Qui Nhơn tôi ở trong khách sạn Hải Âu...Theo quảng cáo và chứng nhận của Tổng cục Du lịch thì khách sạn này có hạng 4 sao tức là thuộc vào hạng khách sạn cao cấp.

Khách sạn được xây gần bờ biển, và người thiết kế khách sạn phải nói là giỏi, vì ở bất cứ phòng nào, khách vẫn có thể nhìn ra biển, đều có thể mụch kích cảnh núi rừng hùng vĩ, và đều có thể nhìn xuống thấy toàn bộ cảnh quan của thành phố. Phòng ốc cũng sạch sẽ, hiện đại, được trang bị hệ thống internet và wifi tuyệt vời, chắc chắn là hơn những khách sạn 5 sao mà Tôi từng ở Hà Nội và Sài Gòn, hay các thành phố lớn như Montréal, Los Angeles, San Francisco , New York, Florence v...v...