Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu bao gồm:niệu đạo, niệu quản, bàng quang, thận. Bệnh không những xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em, cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị mắc rất cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh không được chủ quan vì bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ thường không có các biểu hiện hay triệu chứng rõ ràng.
Nguyên nhân chính gây nên viêm đường tiết niệu ở trẻ em.
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli gây ra và một số kí sinh trùng hoặc do vi khuẩn virus .
Ở bé gái: Do cấu tạo sinh lý nên lỗ niệu đạo của bé gái ngắn, lỗ tiểu lại rất gần với hậu môn khiến rất dễ bị viêm nhiễm .
Ở bé trai: Do một số bất thường ở đường tiểu như: hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu,.. làm cho một lượng nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.
Ở trẻ nhỏ việc sử dụng bỉm không đúng quy cách nhất là mỗi khi cả phân lẫn với nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Với một số trẻ em ( đặc biệt là những trẻ ở nông thôn ), việc các bé hay ngồi bệt trên nền đất , lau rửa sau khi đi vệ sinh không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu ngược dòng ( từ niệu đạo lên bàng quang, niệu quản và thận ) gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
viêm đường tiết niệu ở trẻ

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu ở trẻ em
>> Nghiên cứu thêm về bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Tùy theo độ tuổi mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường tiết niệu có những điểm khác nhau, tuổi càng nhỏ thì triệu chứng viêm đường tiết niệu càng khó phát hiện.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ ban đầu chỉ là sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, dẫn tới sốt cao, cũng có trường hợp nhỏ bé không sốt mà thân nhiệt lại giảm.
Trẻ hay khuấy khóc nhiều, không ham chơi, biếng ăn, nôn và tiêu chảy bất thường, kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
Đau khi đi tiểu, có thể là tiểu dắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều. khi trẻ càng lớn thì hiện tượng này càng rõ nét hơn do trẻ nhận thức được.
Nước tiểu có thể bị sẫm màu, khai nồng nếu trẻ bị viêm đường tiểu.
Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ, thay bỉm thường xuyên đặc biệt là sau khi trẻ đại tiện để vi khuẩn không thể lây lan sang đường tiết niệu của trẻ.
Quan tâm chăm sóc bé nhiều hơn, khi có các dấu hiệu bất thường như mùi nước tiểu khai có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, bố mẹ cần theo dõi và giám sát kỹ trẻ.
Tập cho trẻ thói quen đi tiểu tự chủ, không để trẻ đái dầm nhiều bằng cách cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ. Lau vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn độc hại xâm nhập vào đường tiểu.
Cho trẻ uống nước hàng ngày đầy đủ, có thể dùng thêm rau quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp thận thường xuyên được lọc rửa và bài tiết nước tiểu hiệu quả hơn.
>>Cảnh báo triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu bạn cần biết