Bộ nguồn bán dẫn điều khiển kết hợp với động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha để thực hiện khởi động/dừng và điều chỉnh chính xác số vòng quay động cơ theo yêu cầu công nghệ. Có nhiều loại biến tần được thiết kế phù hợp với dẫy động cơ công suất từ rất nhỏ (vài trăm Woat) đến hàng 100 kW.

Thiết bị điều khiển thích hợp như hệ thống truyền động máy biến tần – động cơ AC, bộ biến đổi tốc độ động cơ điện một chiều và thiết bị khởi động mềm giúp giảm chi phí và tiết kiệm điện năng cho cơ sở, đồng thời còn làm tăng tuổi thọ của động cơ và thiết bị đi kèm.

Dây chuyền chế biến có nhu cầu về điều chỉnh số vòng quay động cơ không đồng bộ cho phù hợp với công nghệ sản xuất thì sử dụng bộ biến tần xoay chiều. Nhờ ứng dụng các thiết bị này vào đúng vị trí của dây chuyền sản xuất nên chi phí điện năng sẽ giảm cũng như chất lượng lưới điện được cải thiện và tuổi thọ của động cơ và cáp sẽ tăng.

Tính năng vượt trội của biến tần trong sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp tiêu thụ điện năng lớn như sắt, thép, xi măng. Trong tình hình lạm phát như hiện nay, đó là một trong những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.




Sử dụng thiết bị “khởi động mềm” nhằm giảm trị số dòng điện khi khởi động, do đó tổn thất điện năng cũng sẽ giảm. Khởi động mềm là thiết bị điện tử chỉ thay thế cho phương pháp khởi động “sao/tam giác” nhằm giảm dòng điện khi khởi động, nhưng không có khả năng điều khiển tốc độ động cơ. Khởi động mềm thường kết hợp với động cơ điện không đồng bộ công suất trung bình và lớn nhưng không đòi hỏi phải thay đổi số vòng quay, ví dụ một số thiết bị và máy như: Bơm nước nông nghiệp, quạt thông gió trong kho bảo quản, máy nghiền thức ăn chăn nuôi…

Anh Nguyễn Văn Chung, cán bộ kỹ thuật Trạm bơm Yên Sở, Hà Nội, cho biết: Ở giai đoạn II, trạm bơm đã ứng dụng “khởi động mềm” với đầu tư 9 máy bơm hỗn lưu trục ngang, có công suất từng máy là 5m3/s, 9 động cơ lồng sóc cảm ứng công suất 650 kW. 9 máy này khởi động tự động lần lượt trong tổng thời gian 4 phút 30 giây, mỗi máy cách nhau 10 giây.

Trong khi 6 máy bom chan khong của giai đoạn I phải khởi động từng máy bơm, mỗi máy cách nhau 5 phút và hết 30 phút mới khởi động xong. Máy móc hiện đại này phát huy hiệu quả tốt góp phần giải quyết tình trạng ngập úng ở Hà Nội.

Hãy liên hệ với công ty chúng tôi: http://maybientanz.blogspot.com/