Kết luận mới nhất của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa xác định, cá lồng chết hàng loạt trên sông Lạch Bạng do tàu bè đi lại, xả thải của nhiều nhà máy và cả nước thải sinh hoạt của người dân.

Ngày 19/5, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa cho biết, đã có kết quả quan trắc nguồn nước trên sông Lạch Bạng liên quan đến vụ cá lồng chết hàng loạt mấy ngày qua.


Cá lồng nuôi trên sông Lạch Bạng từng chết nhiều lần do dòng sông ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.

Theo đó, qua phân tích 10 mẫu nước lấy ở các địa điểm tại cầu cảng Lạch Bạng và khu vực nuôi cá của người dân xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) cho thấy có nhiều chỉ số vượt quy chuẩn cho phép, riêng Amoni vượt quy chuẩn đến gần 1.000 lần. Tag: May suc khi

Cụ thể, tại 7 mẫu nước được lấy hôm 6/5, chất Amoni vượt 1,1-994 lần; COD vượt 10,6 lần; Nitrit vượt 1,3-1,55 lần… Hai mẫu nước lấy hôm 7/5 có chất Amoni vượt 4,2-16,8 lần; các chỉ tiêu còn lại đạt quy chuẩn cho phép.

Theo ông Lưu Trọng Quang, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, cá lồng nuôi của các hộ dân trên sông Lạch Bạng chết do thiếu oxy cục bộ; tác động của chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của những cơ sở chế biến, sản xuất thủy hải sản trên xã Hải Bình, Hải Thanh (Tĩnh Gia) và một phần do tác động của tàu bè ra vào cảng. Tag: May quat nuoc

Cụ thể, xã Hải Thanh, Hải Bình chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, do đó nước thải sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân hầu hết thải vào các cống rãnh và đổ về sông Bạng. Đặc biệt, hai xã Hải Thanh, Hải Bình hiện có 70 cơ sở, doanh nghiệp đang kinh doanh, chế biến hải sản. Quá trình hoạt động, các cơ sở, doanh nghiệp này sử dụng nguồn nước tương đối lớn; nước thải từ hoạt động chế biến hải sản của các cơ sở đều chưa được xử lý triệt để, thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mặt của khu vực và dẫn ra sông Bạng...


Cửa sông Lạch Bạng có rất nhiều tàu bè đi lại mỗi ngày. Ảnh: Lê Hoàng.

Tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa xác định, khu vực xảy ra cá chết là vùng nuôi cá tự phát vốn được quy hoạch chỉ dành cho tàu thuyền tránh trú bão vào mùa biển động. Do nuôi thủy sản trái phép nên người dân không được đền bù hay hỗ trợ nếu rủi ro xảy ra. “Việc chính quyền chưa có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng nuôi cá lồng không đúng quy hoạch trên sông Bạng khiến người dân tổn thất kinh tế và tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự”, đại diện Sở Tài nguyên đánh giá.

Hiện Sở Tài nguyên Môi trường yêu cầu UBND huyện Tĩnh Gia khẩn trương di dời những bè cá lồng trái phép, nghiêm cấm hoạt động tái diễn và xử lý nghiêm những người không chấp hành. Tag: May thoi khi

Trước đó khoảng 7h ngày 5/5, một số hộ nuôi cá lồng trên âu thuyền sông Lạch Bạng (xã Hải Thanh) cho cá ăn. Một giờ sau, họ phát hiện đàn cá bất thường, liên tục ngoi lên mặt nước lấy oxy rồi chết la liệt. Hiện tượng xảy ra trong thời gian ngắn và đến nay không tái diễn.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa nhận định, nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt tại cửa sông Lạch Bạng chỉ do hoạt động của tàu thuyền ra vào cầu cảng. Thông tin này khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Nguồn:vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-chet-tren-song-lach-bang-khong-chi-do-tau-be-di-lai-3405436.html