1. Thị trường căn hộ TP. Hồ Chí Minh

Quý 1/2016, thành phố Hồ Chí Minh có hơn 4.200 căn hộ được chào bán. Số dự án mở bán tăng mạnh – hơn 20 dự án, song nguồn cung chỉ tăng nhẹ ở mức 2% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục xu hướng từ năm 2015, căn hộ ở phân khúc bình dân đang dần khan hiếm. Ngược lại, phân khúc căn hộ trung cấp và cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường với các dự án lớn như: The Sun Avenue, Vinhomes Central Park, M-one Nam Sài Gòn, Xi Grand Court,…

Khu vực trung tâm có sự hiện diện của nhiều dự án đã được giới thiệu từ cuối năm 2015 như The One SaiGon, Charmington La Pointe,…

Khu vực phí Đông tiếp tục có số lượng nguồn cung căn hộ lớn nhất gần 2000 căn hộ, phía Nam với 7 quận chiếm khoảng 1.300 căn hộ.

  1. Thị trường căn hộ Hà Nội

Quý 1/2016, thị trường Hà Nội có gần 3.900 căn hộ được tung ra thị trường, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2015.

Căn hộ được mở bán đa phần thuộc phân khúc cao cấp như: The Arcadia – Vinhomes Gardenia, Park Hill Premium, FLC Garden City, Ecolife Captitol, Mon City,…Bên cạnh đó, các dự án thuộc phân khúc bình dân cũng rục rịch ra hàng như: Tổ hợp chung cư Ngọc Sơn, Chung cư Tứ Hiệu Plaza, Cienco 5,… với giá bán chỉ từ 11 triệu đồng/m2.

Phân theo khu vực, Nam từ Liêm là quận có nguồn cung dồi dào nhất trong quý 1 với hơn 2.000 căn hộ, tiếp đến là Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Hà Đông. Các quận trung tâm như Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa,… hiện nay quỹ đất còn rất ít nên các dự án ở đây luôn thu hút được nhiều sự quan tâm và bán khá nhanh như tổ hợp cao cấp chung cư GoldSeason, Thăng Long Number One.
Trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các ngân hàng, về việc dừng ký hợp đồng tín dụng mới đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn gói 30.000 tỷ từ ngày 31/3/2016.

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết.

Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước được đưa ra lấy ý kiến với 2 nội dung quan trọng. Dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ mức 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.