Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai chẳng may mắc phải có nguy hiểm và cách chữa trị thế nào để an toàn hiệu quả nhất mẹ bầu nên biết. Vì phụ nữ khi mang thai thường có nguy cơ bị mắc căn bệnh viêm đường tiết niệu là khá cao do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỉ lệ cao nhất là do khối lượng của tử cung lớn lên và chèn ép vào niệu quản làm giãn đài bể thận.Nếu sản phụ mắc phải bệnh này, thường sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình mang thai, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm tới cả sản phụ và thai nhi. Để nắm bắt rõ hơn về bệnh này và các cách phòng ngừa hiệu quả, hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai


Khi mang thai, vì bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, nên không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến việc ứ đọng nước tiểu, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển, gây ra bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Với phụ nữ khi mang thai, bệnh thường xảy ra vào đầu tháng thứ tư của thai nhi. Do các triệu chứng khởi phát của bệnh không rõ ràng nên nhiều chị em thường hay nhầm lẫn với những dấu hiệu của người mang thai ở thời kỳ đầu.
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai
Đau buốt và nóng rát khi đi tiểu tiện.
Hay đ tiểu nhiều lần trong ngày.
Đau xương chậu, đau bụng và lưng.
Buồn nôn, nôn ói, thường hay bị nhầm với ốm nghén.
Run người, ớn lạnh, nóng sốt đổ mồ hôi.
Theo đó, viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy thuộc mức độ nặng nhẹ.
Thể nhiễm khuẩn: Khi vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo. Không có các triệu chứng rõ ràng, gây khó phát hiện, có thể gây viêm thận, hoặc bể thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thể viêm bàng quang: Khi vi khuẩn đã bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng ra. Thai phụ thường có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có thể tiểu ra máu,…
Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất khi bị viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng được nêu ở trên, người bệnh con bị sốt cao, tim đập nhanh, rét run, mệt mỏi, nôn ói,… khi đó cơ thể thai phụ dễ bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể gây ra sinh non.


Cách phòng bệnh và điều trị cho bà bầu
Cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa viêm đường tiết niệu là thường xuyên kiểm tra nước tiểu khi đi khám thai. Ngay trong lần khám thai đầu tiên, thai phụ nên yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn tiết niệu hay không.
Thai phụ cũng nên sử dụng các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu. Khi muốn đi tiểu cần đi ngay, không nên nín nhịn lâu sẽ dẫn tới những nguy cơ có hại cho hệ bài tiết, gây nguy hiểm cho bàng quang, thận,… Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, các cơ quan tiết niệu hàng ngày để không cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Nếu chẳng may mắc bệnh, đối với các thể nhẹ như nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay viêm bàng quan, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi điều trị, cần xét nghiệm lại để có kết quả chính xác. Đối với thể viêm thận, bể thận cấp, thai phụ cần được nhập viện để điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sau khi điều trị khỏi, bạn vẫn nên làm các xét nghiệm nước tiểu đề phòng bệnh tái phát.
>> Những điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Nguồn: phidaitienliettuyen.com/viem-duong-tiet-nieu-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-va-cach-chua-tri.html