Với tình hình kinh doanh thuận lợi cùng việc các cổ phiếu mới lần lượt được niêm yết, ngành phân bón đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư sau thời gian bị lãng quên.

Theo Hiệp hội Công nghiệp phân bón quốc tế (IFA), đến niên vụ 2018-2019, nhu cầu phân bón thế giới sẽ đạt tốc độ tăng bình quân 1,8% một năm và chạm mốc cao nhất từ trước tới nay là 200 triệu tấn.

Nhu cầu tăng, giá thành giảm

Xét trong ngắn hạn, năm nay, nhu cầu phân bón thế giới ước tính tăng xấp xỉ 2% (đạt 191 triệu tấn) trong đó Việt Nam cần khoảng 11 triệu tấn các loại. Cụ thể, nhu cầu phân NPK khoảng 4 triệu tấn, urê khoảng 2,2 triệu tấn, DAP khoảng 900.000 tấn… Nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ tập trung ở Nam Bộ với 6,2 triệu tấn, chiếm 58% tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước. Sau đó là khu vực Bắc Bộ với 2,6 triệu tấn và miền Trung là 1,97 triệu tấn.

Từ góc độ ngành, yếu tố ngắn hạn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp là xu hướng lao dốc mạnh của giá dầu trong thời gian qua. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất phân tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, từ đó giảm giá thành sản phẩm và cải thiện biên lợi nhuận. Tag: Phan bon nong nghiep

Triển vọng cổ phiếu mới



Xem xét cơ hội đầu tư cổ phiếu trong ngành phân bón, các công ty chứng khoán đánh giá, hầu hết doanh nghiệp niêm yết đều có thương hiệu tốt và thị phần lớn, hoạt động kinh doanh khá ổn định với tỷ suất cổ tức hàng năm cao.

Năm nay, ngoài Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM từ tháng 3, Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (BFC) cũng sẽ giao dịch vào ngày 7/10 tới đây. Sự kiện này đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư đối với ngành phân bón. Tag: Vat tu nong nghiep



Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM cho biết, BFC đã niêm yết 47,64 triệu cổ phiếu trên HoSE từ ngày 27/8 và sẽ giao dịch với giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 30.000 đồng một cổ phiếu. Với biên độ giao dịch 20%, giá cổ phiếu sẽ giao dịch trong khoảng 24.000-36.000 đồng.

BFC có dòng sản phẩm phân hỗn hợp NPK chiếm phần lớn thị phần ngành phân bón nước ta. Đặc biệt, ở Nam bộ - vựa lương thực chính của cả nước, BFC luôn đứng đầu về sản lượng sản xuất cũng như doanh số phân NPK. Đồng thời, doanh nghiệp này còn có vị trí vững chắc tại thị trường Lào, Campuchia, Myanmar và đang tiếp tục mở rộng đến những thị trường khác. Tag: Kinh doanh nong san

Dù còn nhiều khó khăn, trong 6 tháng đầu năm, BFC vẫn đạt doanh thu hợp nhất 3.128 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 156 tỷ đồng. Trong năm nay, Bình Điền đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ 702.000 tấn, tổng doanh thu xấp xỉ 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 244 tỷ đồng và dự kiến chia tỷ lệ cổ tức ở mức 20%

Nguồn:kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-viet/nhieu-co-hoi-cho-co-phieu-nganh-phan-bon-3280250.html?utm_source=search_vne