Thương hiệu và vấn đề bảo hộ thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng quan tâm trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu (http://luatthongnhat.com/dich-vu-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-nhanh-chong-chuyen-nghiep) mà doanh nghiệp đã và đang nỗ lực xây dựng giờ đây có thể coi là vấn đề sống còn, đồng thời thể hiện tầm nhìn xa, dài hạn của người đứng đầu doanh nghiệp đó.

Bảo hộ thương hiệu là gì?
Để trả lời được câu hỏi này thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đưa ra thì thương hiệu (brand/trademark) là dấu hiệu đặc biệt (hữu hình và vô hình) dùng để nhận biết một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định được sản xuất/cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Theo đó, thương hiệu là loại tài sản phi vật chất mà doanh nghiệp sở hữu. Nó có thể là bất cứ cái gì đi liền với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp phân biệt với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Có thể là phần đọc được như: tên sản phẩm (Coca-cola, Iphone, Dell,…); tên doanh nghiệp (Apple, Microsoft,…); Slogan (Ngân hàng toàn cầu – am hiểu địa phương,…); đoạn nhạc quảng cáo;…hay là phần không đọc được (nhận biết bằng thị giác) như: hình vẽ, màu sắc, biểu tượng, kiểu dáng sản phẩm, thiết kế bao bì,…

Vậy bảo hộ thương hiệu là việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với các dấu hiệu đặc biệt (hữu hình và vô hình) có tính độc nhất, đại diện cho hàng hóa, dịch vụ của một cá nhân hay tổ chức nhất định đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu (dấu hiệu) đó.

Đối với Thương Hiệu: Doanh nghiệp của bạn đã được thành lập từ rất lâu hoặc mới được thành lập, cho dù ở trường hợp nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp của bạn cũng cần được khách hàng biết đến bằng những sản phẩm, dịch vụ của mình dưới những cái tên mà bạn hay gọi là Thương Hiệu.
Đối với Nhãn Hiệu: Ngoài thương hiệu ra để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ của bạn được chuẩn hóa về pháp luật và tránh gây nhầm lần với hàng giả, hàng kém chất lượng, nhái sản phẩm bạn cần bảo hộ Nhãn Hiêu độc quyền, việc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là vô cùng cần thiết trong thị trường hiện nay từ đó nó đảm bảo chỉ duy nhất chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó là bạn.
PHÍ DỊCH VỤ: 2.500.000

Đối với Logo: doanh nghiệp thường được chúng tôi bảo hộ cho khách hàng kèm slogan (Câu khẩu hiệu) để đảm bảo tính nhận biết giữa các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn với các đối thủ khác, thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động và tránh tình trạng gây nhầm lẫn với các Logo của đơn vị khác giống của bạn.

Nhưng căn cứ theo định nghĩa thương hiệu được đưa ra ở trên thì các khái niệm được đưa ra trong Luật sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp cũng là những nhân tố đại diện cho thương hiệu và chúng ta có thể phần nào coi bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam vẫn tồn tại và được thừa nhận trong luật.

Đối với Mã Số/Mã Vạch: việc đăng ký mã số mã vạch là cần thiết đối với các hàng hóa, nó đảm bảo tính bắt buộc về pháp lý của hàng hóa bên cạnh đó cũng giúp cho doanh nghiệp quản lý hàng hóa, lưu trữ, xuất nhập và chuyển giao hiệu quả, tránh nhầm lẫn và hoạt động bán hàng chuyên nghiệp.
PHÍ DỊCH VỤ: 2.800.000

Đối với Kiểu Dáng Công Nghiệp: việc bảo hộ kiểu dáng doanh nghiệp hiện nay được các doanh nghiệp ưu tiên bảo hộ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận diện sản phẩm, nó là hình dáng trang trí bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố này trên sản phẩm của doanh nghiệp.
Mẫu giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Với đội ngũ luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm – am hiểu pháp luật Việt Nam, chúng tôi nhận tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng như đăng ký bảo hộ thương hiệu một cách chuyên nghiệp, hiệu quả với quy trình làm việc cơ bản như sau:

Bước 1: Tư vấn miễn phí một cách khái quát về các điều kiện, trình tự thủ tục liên quan tới bảo hộ thương hiệu;

Bước 2: Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp;

Bước 3: Ký hợp đồng với doanh nghiệp;

Bước 4: Tư vấn, hỗ trợ các thay đổi cần thiết (nếu có) liên quan đến chiến lược bảo hộ thương hiệu ;

Bước 5: Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu đầy đủ và hợp lệ cho doanh nghiệp;

Bước 6: Nộp Hồ sơ, đơn xin đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi quá trình thẩm định;

Bước 7: Nhận và bàn giao giấy chứng nhận cho doanh nghiệp hoặc tư vấn khiếu nại việc từ chối cấp giấy (nếu có);

Dịch vụ hậu mãi: Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vấn đề phát sinh liên quan tới thương hiệu đã được bảo hộ (bao gồm cả tranh chấp thương hiệu).

Liên quan đến bảo hộ thương hiệu (http://luatthongnhat.com/luat-su-xin-giay-phep/dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-doc-quyen-o-viet-nam.html)

Mọi yêu cầu được tư vấn hay cung cấp thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Công ty Luật Thống Nhất
59 A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: + 84 (4) 35112081
Fax: + 84 (4) 35561527
Email: legal@unilaw.vn
Hotline: 091 2266 811