Chẩn đoán, phòng ngừa đái tháo đường

Chẩn đoán, phòng ngừa đái tháo đường và tiền đái tháo đườngTiểu đường – đái tháo đường – glucerna
Đái tháo đường nên sử dụng Máy đo đường huyết và tiền đái tháo đường là các rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin, hay cả hai.
=>>Vải địa kỹ thuật
=>>Bệnh viêm mũi họng dị ứng


Để chẩn đoán đái tháo đường cần phải đo lượng đường glucose trong máu trong một số tình trạng đặc biệt như lúc đói, chế độ dinh dưỡng có kiểm soát glucose, hay lượng thức ăn đưa vào qua các bữa ăn thường ngày. Hiện nay, người ta đã đưa ra bốn loại xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường:

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Xét nghiệm A1C > 6,5
Hoặc
Đường huyết lúc đói (lúc đói là lúc không bổ sung thêm năng lượng trong vòng ít nhất 8 giờ): (FPG) > 126 mg/dl (7,0 mmol/L)
Hoặc
Glucose trong huyết tương 2 giờ sau khi uống 75 g glucose lớn hơn 200 mg/dl
Hoặc
Bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay cơn tăng đường huyết, với lượng glucose trong huyết tương tại bất kỳ thời điểm nào cũng đều lớn hơn 200 mg/dl (11,1 mmol/L)

TIÊU CHUẨN XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG TRIỆU CHỨNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Việc tầm soát để phát hiện ra các cá thể có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường đã được các chuyên gia về đái tháo đường trên toàn thế giới đề nghị do khả năng phòng ngừa hay làm chậm lại tiến triển của bệnh, đặc biệt là các biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ và mạch máu lớn gây nên bệnh tim mạch và tử vong. Hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) cho rằng nên cân nhắc cho làm xét nghiệm tầm soát đái tháo đường ở tất cả những người từ 45 tuổi trở lên, hoặc với những người thừa cân (BMI > 25 kg/m2) và có một hay nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây:
Ít vận động thể lực.
Có người trực hệ trong gia đình bị đái tháo đường.
Là thành viên của chủng tộc/sắc tộc có nguy cơ cao (Ví dụ: Người Mỹ gốc châu Phi, gốc La-tinh, Người Mỹ bản địa, Người Mỹ gốc châu Á, cư dân các đảo vùng Thái Bình Dương)
Phụ nữ sinh con cân nặng lúc sinh > 4 kg hay đã được chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ
Tăng huyết áp (> 140-90 mmHg hay đang điều trị tăng huyết áp)
Nồng độ HDL cholesterol < 35 mg/dl (0,90 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dl (2,82 mmol/L)
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
A1C > 5,7, rối loạn dung nạp glucose (IGT), hay rối loạn đường huyết lúc đói (IFG) trong lần xét nghiệm trước
Các bệnh cảnh lâm sàng khác kèm theo với đề kháng insulin (Ví dụ: béo phì nặng, bệnh gai đen [acanthosis nigricans])
Tiền sử có bệnh tim mạch
Các nguy cơ bệnh đái tháo đường phát sinh do tính di truyền, lối sống, và tình trạng sức khỏe. Đái tháo đường tuýp 1, kèm theo với cơ địa di truyền hay gien nhạy cảm, không thể phòng ngừa hay làm chậm lại diễn tiến bệnh được nhưng sự khởi phát của đái tháo đường tuýp 2 có thể dự báo trước và điều chỉnh được.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm các biến chứng cấp tính và mạn tính.
Các biến chứng cấp tính thường gặp nhất đòi hỏi phải theo dõi sát và điều trị kịp thời là tăng đường huyết và hạ đường huyết. Các biến chứng cấp tính khác, như tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton, xảy ra không thường xuyên và thường được các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
Đái tháo đường không được kiểm soát dẫn đến các tổn thương mô gây ra các biến chứng mạn tính ảnh hưởng đến các hệ thống mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng mặc dù “… người ta có thể phát hiện bằng chứng tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, nhưng thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường.”
Các biến chứng chủ yếu của bệnh đái tháo đường là bệnh tim mạch, bệnh thận, thần kinh, đoạn chi, và bệnh lý võng mạc; đái tháo đường là nguyên nhân của bệnh mạch vành tim, đột quỵ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các biến chứng của đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến chi phí điều trị của họ, làm họ mất thu nhập và mất khả năng lao động. Người ta ước tính rằng khoảng một nửa số tiền chi tiêu cho bệnh đái tháo đường là chi phí cho việc điều trị các biến chứng của đái tháo đường, được ước tính là khoảng ít nhất 232 tỷ USD tính trên toàn thế giới và có thể hơn 302,5 tỷ USD vào năm 2025.