Giá sắt thép xây dựng liên tục tăng đang tác động mạnh đến nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn lẫn các công trình nhà ở nhỏ lẻ. Theo tính toán của một công ty chuyên xây dựng nhà phố, 1 căn nhà phố 400m2 sàn cần khoảng 14 tấn thép. Như vậy, mỗi căn nhà người dân phải chi thêm 20-30 triệu đồng do biến động giá thép. Anh Lộc, Giám đốc Công ty Nhà Nam, cho biết hiện đang nhận thi công khoảng 10 căn nhà phố, biệt thự nhưng các đại lý cung cấp thép mấy ngày qua có động thái găm hàng, đẩy giá lên từng ngày gây ra tình trạng sốt ảo khiến anh rất lo. “Tôi ghé những đại lý cung cấp thép quen thuộc để mua, họ hứa hẹn vài ngày sau mới giao với giá cao hơn. Kiểu này tôi phải thương lượng lại các hợp đồng với chủ đầu tư vì giá thép đội lên vài chục triệu đồng/căn công ty sẽ không có lời” - anh Lộc than thở.


Ông Phan Thế Hoàng, Tổng giám đốc Công ty An Phú Gia, cho biết sắp tới tham gia đấu thầu một dự án lớn với khối lượng thép hơn 2.000 tấn, nhưng mặt hằng sat thep xay dung giá cả hiện nay nhảy múa liên tục nên ông đang không biết chào thầu giá nào. Bởi chào giá cao lo rớt thầu, còn chào giá hiện thời nếu giá thép tăng chóng mặt như vậy lỗ là cái chắc. Ông Hoàng nhẩm tính với những công trình thông thường, chi phí sắt thép chiếm khoảng 20% giá trị gói thầu, mức tăng giá thép mấy ngày qua sẽ làm đội chi phí cho nhà thầu khoảng 4-5%. Riêng những công trình nhà thép tiền chế (nhà xưởng, nhà kho, công trình thương mại...) khả năng đội chi phí lên tới 20%. “Thị trường thép lâu nay vốn dĩ không được kiểm soát, nên chỉ cần Nhà nước có động thái ưu ái là các nhà máy, đại lý cung cấp tăng giá dây chuyền” - ông Hoàng nói.

Theo lãnh đạo của một công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng tại TPHCM, việc tăng giá sat xay dung ảnh hưởng đến giá vốn của nhà thầu, vỡ kế hoạch kinh doanh và gây lo lắng cho cả DN lẫn người dân. Tác động từ đợt tăng giá đột ngột còn dẫn đến tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường thép, tạo sự khan hiếm trên thị trường. Thực tế hiện nay mua thép vừa khó khăn vừa phải chịu giá cao. Với những dự án đang thi công, giá trị hợp đồng nhà thầu với chủ đầu tư đã ký, nhưng giá thép tăng sẽ làm tăng chi phí giá vốn và lỗ nặng. “Tôi đề nghị cơ quan quản lý cần có giải pháp ổn định giá thép kịp thời, tránh tình trạng đầu cơ trục lợi, cũng như xem lại chính sách tăng thuế nhập khẩu phôi thép” - vị lãnh đạo này bày tỏ bức xúc.