Hiểm họa dịch bệnh

Dịch đốm trắng (WSS), một trong những nguyên nhân chính làm ngành tôm bị đình trệ vào những năm 1990, lại đang tiếp tục hoành hành ở Mexico, Trung và Nam Mỹ.

Đây cũng là những nước vẫn duy trì phương pháp nuôi tôm thâm canh trong ao lớn, và thường không tuân thủ các biện pháp an ninh sinh học nghiêm ngặt để chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh.



Sản lượng tôm tại Đông Nam Á và Mexico đã giảm mạnh kể từ cuối 2012 bởi dịch EMS.

Xuất phát từ thực tế người nuôi tôm nhiều nơi trên thế giới đang đối mặt nguy cơ làm ăn thua lỗ do dịch bệnh, các nhà khoa học tại Ecuador đã tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện việc bổ sung thức ăn chức năng có chất điều biến sức khỏe đường ruột sẽ cải thiện hiệu quả tỷ lệ sống, tăng năng suất thu hoạch và chuyển hóa thức ăn.

Tôm là vật nuôi dễ bị xây xước tại đáy ao, bởi vậy nó vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ biến đổi các hệ vi khuẩn giữa môi trường, hệ tiêu hóa và khiến vi khuẩn bất lợi cho hệ đường ruột sinh sôi nảy nở, ảnh hưởng lớn tới chức năng tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa của tôm lại được coi là cửa ngõ xâm nhập của các loài vi khuẩn và virus gây bệnh – mối nguy lớn nhất đe dọa sản lượng tôm.

Trong khi đó, sử dụng các loại thuốc kháng sinh kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn suốt quá trình sản xuất không còn là giải pháp hữu hiệu hàng đầu, bởi nguy cơ kháng thuốc và tồn dư kháng sinh ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Vai trò thức ăn chức năng

Những phương thức kiểm soát hệ sinh thái vi khuẩn trong hệ thống nuôi tôm cần phải được thay thế thường xuyên.

Cách thức tiếp cận bền vững nhằm điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột trên tôm gồm việc sử dụng các hợp chất tự nhiên có khả năng điều chỉnh hệ vi khuẩn theo hướng kết hợp có lợi, ví dụ như probiotics, axit hữu cơ, chiết xuất nấm men và phytobiotics.

Cách thức sử dụng như trên có thể tạo ra những hiệu ứng hợp đồng.

Tại Ecuador, thức ăn chức năng chứa những hoạt chất cải thiện đường ruột cho phép cung cấp vào mỗi cữ ăn của tôm một lượng kháng sinh tự nhiên vừa đủ.

Những loại thức ăn này được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu giúp chống lại dịch bệnh.

Tuy nhiên, sự thành công của phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn hoạt chất cải thiện đường ruột hiệu quả.

Theo các hộ nuôi tôm tại đây, những phụ gia thức ăn cải thiện đường ruột lý tưởng phải ổn định nhiệt và dễ kết hợp được với thức ăn thông thường.

Ngoài ra, những phụ gia thức ăn có nguồn gốc tự nhiên kết hợp các cơ chế hoạt động khác nhau, như là chất diệt khuẩn/kìm hãm vi khuẩn, cũng như hợp chất ngăn chặn Quorum Sensing được coi là kháng sinh nồng độ thấp hiệu quả nhất, giúp giảm tác động của vi khuẩn gây bệnh điển hình như vibrio.

Thách thức

Từ đầu năm, các nhà khoa học Ecuador đã tiến hành thử nghiệm thí điểm để đánh giá hiệu quả cải thiện năng suất tôm của thức ăn chức năng tại các trại nuôi ở tỉnh Guayas, Ecuador.

Theo đó, hàm lượng thức ăn chức năng tối đa là 3 g/kg thức ăn thương mại suốt giai đoạn thử nghiệm; ao nuôi xấp xỉ 170 m2, thả tôm cỡ trung bình 70 mg, mật độ 10 con/m2, thời gian 78 ngày. Tag: May suc khi

Thức ăn được sử dụng hằng ngày vào buổi sáng và tuân theo bảng cố định giống nhau trên tất cả các ao.

Quản lý ao theo cách thức quản lý sản xuất hàng ngày của trại nuôi.

Thử nghiệm này đã cho thấy sự bổ sung các hoạt chất cải thiện đường ruột giúp tăng tỷ lệ tôm sống trên 20,5%; năng suất tăng 14,1% và tăng chuyển hóa thức ăn hơn 14,9% nhưng tăng trưởng chậm hơn 4,7%.

Trong một nghiên cứu đăng trên tờ Aqua Culture Asia Pacific tháng 5 – 6, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trần Lộc cũng thừa nhận tính hiệu quả của các sản phẩm phytobiotic tự nhiên trong việc ngăn chặn dịch bệnh EMS và tăng tỷ lệ sống sót trên tôm tới 62 – 107% và giảm lượng vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa của tôm. Tag: May quat nuoc

Trong quá trình sản xuất thử nghiệm, ngoài tăng trưởng chậm thì thách thức chính với các trại nuôi vẫn là dịch bệnh WSSV và Vibrio dù những phụ gia thức ăn nguồn gốc tự nhiên đa tác động có thể chống lại Vibrio và cải thiện hiệu quả tỷ lệ sống.

Năm 2011, tại triển lãm và hội nghị chuyên đề về tôm nuôi quốc tế, tiến sĩ Jorge Cuellar đã nói rằng, sử dụng thường xuyên thức ăn chức năng có nguồn gốc thực vật sẽ tăng tỷ lệ sống lên 24% và 18% trong hai chu kỳ sản xuất độc lập tại một trại nuôi tôm bán thâm canh ở Panama. Tag: May thoi khi

Tuy nhiên, những tác động thiếu tích cực tới tính trạng tăng trưởng cần phải được nghiên cứu sâu hơn.

Nguồn:2lua.vn/article/nang-cao-nang-suat-bang-thuc-an-chuc-nang-nguon-goc-tu-nhien-38835.html