Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện 21% dân số Việt Nam đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen vượt quá mức cho phép do cấu trúc địa chất khiến nhiều vùng trong cả nước có nguồn nước ngầm nhiễm asen. Kangaroo đã chia sẻ về biện pháp xử lý loại độc tố này.

Vụ phát hiện nguồn nước nhiễm asen khiến không ít người Hà Nội ăn ngủ không yên vào năm ngoái

Các báo cáo trên thế giới đã chỉ các nguyên nhân khiến nước nhiễm asen có thể từ cấu trúc địa lý tự nhiên như các khoáng vật chứa sắt và Mangan trong đất đá, than bùn hoặc bùn sét phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Một nguyên nhân khác có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ ô nhiễm là do tác động của con người như gần các nhà máy hoá chất, những khu vực dân tự động đào và lấp giếng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật khiến chất bẩn, độc hại bị thẩm thấu xuống mạch nước. Thạch tín từ đá tan vào các mạch nước ngầm. Vì vậy, mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm asen. Đối với nước cấp (tức là nước ngầm đã qua xử lý tại các nhà máy nước), sau khi lấy hàng ngàn mẫu về xét nghiệm đã cho thấy thấy nước cấp từ các nhà máy Hạ Đình, Pháp Vân, Yên Phụ có lượng asen vượt mức cho phép tương đối rõ, đều cao hơn tỉ lệ 0,01mg/lít (ba nhà máy được xếp theo thứ tự có hàm lượng asen từ cao xuống thấp)

Cũng vì cấu trúc địa chất, mật độ nhiễm asen ở miền Bắc cao hơn hẳn miền Nam. Vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có khu vực phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương… là những vùng nhiễm nghiêm trọng nhất. Ở ĐBSCL, nhiều tỉnh cũng bị nhiễm asen với nồng độ cao, như Đồng Tháp, An Giang.

Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hồng Côn (Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQGHà Nội) nói trên VOV vào năm ngoái, tính riêng trên địa bàn Hà Nội, kết quả khảo sát từ những năm 2000 của trường này cho thấy nguồn nước ngầm ở Hà Nội đều nhiễm asen với mức độ khác nhau. Mức độ nhiễm giảm dần theo độ tuổi và độ sâu của tầng nước, mạch nước càng nông thì độ nhiễm càng cao. Khác với các chất ô nhiễm khác, asen không tạo mùi, màu, vị khác biệt trong nước, nên mức độ ô nhiễm khó bị phát hiện và vì thế mối nguy hại càng được nhân lên. Giới khoa học gọi asen là “sát thủ thầm lặng”.

Việc nhiễm asen có thể gây 19 bệnh nguy hiểm, tác động các cơ quan như thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản... và cả gây ung thư, nhất là ung thư da. Theo nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, có 4,6% dân cư bị rối loạn sắc tố da, 32% bị rối loạn vận mạch, 32% có biểu hiện bệnh lý thai sản (nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sảy thai...), 4% xuất hiện khối u tại những gia đình có sử dụng nước uống nhiễm độc asen từ 3 năm trở lên.

Nhận thức được sự nguy hại của asen trong nước, người dân sử dụng nguồn nước giếng tự nhiên ở nhiều vùng đã có một số phương pháp thủ công để tìm cách loại trừ asen như sử dụng giàn mưa, bồn lắng, bể lọc… Nhưng cần có sự đo lường cụ thể chất lượng nước sau xử lý thủ công, mới có thể khẳng định hiệu quả của các phương pháp này.

Ngay cả đối với các khu chung cư hiện đại như Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình, Đại Từ, những năm trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều trường hợp nước tại các trung cư nhiễm bẩn, vẩn đục, ô nhiễm. Kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các nguồn nước này đều trong tình trạng ô nhiễm, không đảm bảo cho sinh hoạt thường ngày.

Nhiều hộ gia đình trang bị các thiết bị lọc cá nhân để loại trừ mối lo asen

Đến nay, việc xử lý asen trong nguồn nước trên diện rộng vẫn còn là chuyện đau đầu của giới môi trường, đồng nghĩa với việc mối lo lắng của người dân về “sát thủ thầm lặng” này chưa dừng lại. Đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi nhu cầu sống tiện nghi và an toàn cao hơn, cũng là nơi diện tích sinh hoạt không cho phép áp dụng các biện pháp thủ công loại trừ asen, thì mối lo và nhu cầu về một giải pháp hiện đại, triệt để cũng rõ rệt hơn. Băn khoăn thường gặp nhất, là liệu chiếc máy lọc nước trong các gia đình có thể giúp loại trừ asen?

Trao đổi với phóng viên, Ông Đỗ Phú Hải, giám đốc kỹ thuật hãng sản xuất máy lọc nước uy tín trên thị trường, cho hay, asen là nguyên tố khá “cứng đầu” nhưng không phải là không có cách điều trị. Các loại máy lọc RO hiện đang lưu hành của Kangaroo đã được cơ quan y tế chứng nhận loại trừ được asen và tạo ra sản phẩm nước an toàn cho người sử dụng.

Ông Hải cũng tiết lộ thêm, sau nhiều nghiên cứu, thí nghiệm thực tế ở các nguồn nước khác nhau, Kangaroo đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước nhiễm nặng loại độc tố này, đồng thời bổ sung các chất chiết xuất từ vật liệu quý từ thiên nhiên để tạo ra sản phẩm nước tinh khiết và phù hợp nhất với cơ thể người.

Đọc thêm :