Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là nguyên nhân chính gây đau cột sống thắt lưng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ lấy đi khả năng hoạt động và gây biến dạng cột sống.

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì ?

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí vốn có, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm hay gặp đó là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.

Đây là một bệnh khá thường gặp, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh và giảm chất lượng sống, đặc biệt là khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Những ai bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ rất khó thực hiện các động tác như cúi, ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần kinh bị tổn thương thì dẫn tới bệnh nhân khó khăn trong vận động, nhất là ở các chi.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đa số những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, không biết rằng nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm rất đa dạng như: do chấn thương, bệnh lý hoặc thoái hóa xương theo tuổi tác. Người thừa cân, dân văn phòng hoặc chơi thể thao sai tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đĩa đệm cấp tính…còn những người lao động nặng ở tư thế cúi gập lưng hoặc mang vác nặng hay tập các môn thể thao với cường độ vận động nhiều như chơi tennis, cầu lông… là đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thì người bệnh có những biểu hiện như sau:


  • Đau thần kinh liên sườn: đau nhiều hơn khi nằm nghiêng, ho và đại tiện.
  • Đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn: đau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân (nếu không điều trị sớm bệnh sẽ để biến chứng như bị liệt)
    • Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp…

    Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì…phải nằm một bên mới đỡ đau.

    Phòng và chữa trị bằng các biện pháp kết hợp

    Chế độ vận động: ở thời kỳ cấp tính, người bệnh nên nằm nghỉ, khi nằm tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoe làm co nhẹ khớp háng và khớp gối; hạn chế hoạt động.

    Điều trị vật lý và các liệu pháp: chườm nóng (túi nước, lá ngải cứu nóng…); điều trị bằng laser, châm cứu…

    Điều trị bằng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ: chống viêm, giảm đau, giãn cơ, vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12), vitamin K2, vitaminD3,…

    Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, nhất là tư thế trong khi lao động, vận động và hoạt động làm sao cho hợp lý. Hạn chế mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột mà nên , tránh thói quen đứng rồi cuối xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách.