VAI DIA KY THUAT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU TIA CỰC TÍM, NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM

Geotextile – Test method for determination of resistance to degradation by Ultraviolet light, Temperature and Humidity

1. Cách tiến hành

Phép thử thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 8222 : 2009, cách tiến hành như sau:

Bước 1: Chọn quy trình thử.

Bước 2: Xác định các tính chất kéo theo mỗi chiều của vải (cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt) của mẫu không chiếu xạ.

Bước 3: Xác định các tính chất kéo theo mỗi chiều của vải (cường độ chịu kéo và độ giản dài khi đứt), của mẫu bị chiếu xạ.

Bước 4: So sánh kết quả thử của các mẫu bị chiếu xạ và không chiếu xạ.
Xem thêm bài viết: Máy đo đường huyết | Bán linh kiện bếp gas

VAIDIANGUYENDUC.COM - Hotline: 0902.260.099


2. Chọn quy trình chiếu xạ cho mẫu thử

Do khả năng chịu tia cực tím của từng loại vải địa kỹ thuật khác nhau nên phải chọn thời gian chiếu xạ và quy trình chiếu xạ sao cho sau khi chiếu xạ các tính chất kéo của mẫu thử phải thay đổi rõ rệt so với ban đầu. Khi đó việc đánh giá độ bền đối với tia cực tím của vật liệu mới chuẩn xác.

Thời gian chiếu xạ

+ Chế độ thử tiêu chuẩn: thời gian chiếu xạ liên tục 500 giờ. Nếu trong quá trình chiếu xạ bị gián đoạn vì lý do nào đó thì thời gian bị mất sẽ bù vào cuối giai đoạn thử.

+ Ngoài chế độ thử trên, còn thử ở chế độ 150 giờ, 300 giờ và 720 giờ, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng công trình.

Quy trình chiếu xạ

Đối với mỗi loại đèn khác nhau thì quy trình chiếu xạ cũng khác nhau. Do vậy tùy thuộc vào thiết bị hiện có trong trong phòng thí nghiệm mà chọn một trong hai quy trình sau:

Quy trình chiếu xạ đối với loại đèn hồ quang xenon cực tím

+ Chọn loại đèn hồ quang xenon cực tím có các thông số kỹ thuật cho trong Bảng 5.3.1a.

+ Duy trì nhiệt độ thử ở 650C ± 30C tức là nhiệt kế vách đen luôn chỉ ở 650C ± 30C

+ Duy trì độ ẩm 50% ± 5%

+ Chu kỳ thử là 120 phút; trong đó 18 phút phun nước và 102 phút chiếu xạ.

Duy trì chu kỳ chiếu xạ với các điều kiện trên cho tới khi đủ thời gian thử theo yêu cầu.

Quy trình chiếu xạ đối với loại đèn huỳnh quang cực tím

+ Chọn loại đèn huỳnh quang cực tím có các thông số kỹ thuật cho trong Bảng 5.3.1b.

+ Quy trình chiếu xạ được chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất:

- 4 giờ chiếu tia cực tím trong trạng thái khô: nhiệt độ 600C ± 30C; độ ẩm 10% ± 5%

- Ngừng chiếu xạ trong 4 giờ, duy trì hệ thống ở nhiệt độ 500C ± 30C

CHÚ THÍCH:

Độ dày của mẫu thử là nguyên nhân của sự cách biệt. Do vậy, thời gian chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ít nhất là 2 giờ để mẫu thử đạt trạng thái cân bằng nhiệt.

Giai đoạn thứ hai:

- 5 giờ chiếu tia cực tím trong trạng thái khô: nhiệt độ 500 ± 30C; độ ẩm 10% ± 5%

- Vừa chiếu xạ vừa phun nước trong 1 giờ ở nhiệt độ 200C ± 30C.

Duy trì chu kỳ chiếu xạ với các điều kiện trên cho tới khi đủ thời gian thử theo yêu cầu.

Xác định các tính chất kéo của các mẫu không chiếu xạ.

Chuẩn bị mẫu thử

Trong số mẫu không chiếu xạ, sau khi đã được điều hòa đủ thời gian trong điều kiện tiêu chuẩn lấy ngẫu nhiên 10 mẫu trong đó 5 mẫu có chiều dài theo chiều dọc vải (md) và 5 mẫu có chiều dài theo chiều ngang vải (cd).

- Chỉnh lại kích thước từng mẫu sao cho chiều dài và chiều rộng tương ứng là 150 mm và 50 mm, chính xác đến 0,1 mm.

Thử tính chất kéo

Tiến hành thử cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt theo mỗi chiều dọc và ngang vải: Toàn bộ quy trình thao tác thiết bị kéo như sau:

- Chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp mẫu của thiết bị kéo bằng 75 mm ± 1 mm

- Lắp mẫu thử vào ngàm kẹp mẫu theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 8485 : 2010.

- Chọn thang lực của máy sao cho mẫu thử đứt trong khoảng từ 10% đến 90% của thang lực đo.

- Chọn tốc độ kéo 100 mm/min.

- Đặt thiết bị tự ghi hoặc máy tính ở chế độ làm việc.

- Cho máy kéo chạy cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.

Lưu kết quả thử

- Sau khi thử đủ 10 mẫu, lưu kết quả thử cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt theo mỗi chiều dọc và ngang vải.

CHÚ THÍCH:

Các kết quả thử này chỉ có ý nghĩa làm cơ sở để đối chứng với kết quả thử các mẫu bị chiếu xạ, qua đó đánh giá độ bền kháng U/V của vật liệu. Kết quả này không phải là cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt của vật liệu.

- Ký hiệu kết quả thử các tính chất kéo của các mẫu không chiếu xạ là Xno

Xác định các tính chất kéo của các mẫu bị chiếu xạ

Chuẩn bị mẫu thử

- Trong số mẫu đã qua giai đoạn chiếu xạ, lấy ngẫu nhiên 10 mẫu trong đó 5 mẫu có chiều dài theo chiều dọc (md) và 5 mẫu có chiều dài theo chiều ngang vải (cd).

- Chỉnh lại kích thước từng mẫu sao cho chiều dài và chiều rộng tương ứng là 150 mm và 50 mm; chính xác đến 0,1 mm.

Thử tính chất kéo

Tiến hành thử các tính chất kéo bao gồm cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt, theo mỗi chiều của vải. Quy trình thao tác thiết bị theo quy định tại mục 7.2.2

Lưu kết quả thử

- Sau khi thử đủ 10 mẫu, lưu kết quả thử cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt theo mỗi chiều dọc và ngang vải

- Ký hiệu kết quả thử các tính chất kéo của các mẫu bị chiếu xạ là Xnt

Tính toán kết quả

Loại bỏ các kết quả dị thường theo quy định của TCVN 8222 : 2009 và thử lại các mẫu lấy từ một cuộn.

Tính các giá trị trung bình cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt theo mỗi chiều dọc và ngang vải của các mẫu thử có và không bị chiếu xạ.

Tính giá trị trung bình cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt theo mỗi chiều của các mẫu không chiếu xạ như sau:

X0 = S Xno / n (8.2.1)

Trong đó:

X0 là giá trị trung bình mỗi tính chất kéo của các mẫu thử không chiếu xạ theo chiều dọc và ngang vải. Thứ nguyên của X0 phụ thuộc vào mỗi tính chất kéo cụ thể. Đối với cường độ chịu kéo thì X0 đo bằng kilôNiutơn trên mét (kN/m); độ giãn dài thì X0 đo bằng phần trăm (%).ư

Xno là giá trị mỗi tính chất kéo của từng mẫu thử không chiếu xạ theo chiều dọc và ngang vải. Thứ nguyên của Xno phụ thuộc vào mỗi tính chất kéo cụ thể, tương tự như trên.

n là số lượng mẫu thử.

Tính giá trị trung bình cường độ chịu kéo và độ giãn dài khi đứt của các mẫu bị chiếu xạ theo chiều dọc và ngang vải theo công thức:

Xt = S Xnt / n (8.2.2)

Trong đó:

Xt là giá trị trung bình mỗi tính chất kéo của các mẫu thử bị chiếu xạ theo mỗi chiều dọc và ngang vải. Thứ nguyên của Xt phụ thuộc vào mỗi tính chất kéo cụ thể. Đối với cường độ chịu kéo thì Xt đo bằng kilôNiutơn trên mét (kN/m); độ giãn dài thì Xt đo bằng phần trăm (%)

Xnt là giá trị mỗi tính chất kéo của từng mẫu thử bị chiếu xạ theo mỗi chiều dọc và ngang vải. Thứ nguyên của Xnt phụ thuộc vào mỗi tính chất kéo cụ thể, tương tự như trên

n là số lượng mẫu thử