Thực ra cách giải quyết rất đơn giản. Hầu hết chúng ta khi rót nước đều đưa phần miệng gần vào cốc. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, cách làm này sẽ khiến không khí bị chặn lại bên trong hộp, tạo nên mất cân bằng áp suất. Và hệ quả là nước đổ ra sẽ rất "nặng nề", không trơn tru và dễ bắn lên.
Vậy phải làm sao? Hãy lật ngược hộp lên như trong hình dưới đây - phương pháp cho phép không khí lưu thông, giúp nước đổ ra dễ dàng. phụ kiện handmade

Nếu cảm thấy cả thế giới như đang... phản bội lại mình, hi vọng những sự thật dưới đây có thể giúp bạn vượt qua.
Đã bao giờ trong một ngày bạn cảm thấy cả thế giới như... phản bội lại bạn chưa? Ví dụ như khi tâm trạng đang sẵn bực tức vì tranh cãi với sếp, muốn uống một cốc nước quả cho hạ hỏa thì... vô tình mạnh tay lại đổ hết ra ngoài. Hoặc muốn nghe nhạc xả "xì trét" thì cái tai nghe trở nên rối rắm một cách cực kỳ khó chịu.
1. Cảm thấy bị phản bội khi... gói bim bim rõ to chỉ toàn không khí
Chắc đây cũng là trải nghiệm chung của rất nhiều người trong chúng ta, khi bỏ ra cả một đống tiền chỉ để mua về một túi không khí to đùng.
Thực ra, chỗ không khí đó là một phần bắt buộc trong quy trình đóng gói - được gọi là "phần chùng" - slack fill. Đó cũng không phải không khí bình thường, mà là khí ni-tơ, có tác dụng bảo vệ miếng bim bim của bạn không bị hỏng khi bóc ra ăn. my pham handmade
2. Điên tiết khi... nghe tiếng trẻ em khóc
Đúng là trẻ em thì dễ thương thật, nhưng chỉ đến khi chúng không cất tiếng khóc mà thôi. Và quả thực, rất nhiều người trên thế giới đã phải thú nhận âm thanh họ ghét nhất là... tiếng khóc của trẻ em.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng lấy điều đó làm buồn. Theo một nghiên cứu mới đây của các khoa học gia, chừng nào bạn còn cảm thấy âm thanh đó rất bực mình thì chứng tỏ bạn đang có một não bộ khỏe mạnh.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng não người có cơ chế phản ứng với tiếng khóc của trẻ em chỉ trong... 100 mili giây. Ngoài ra, những người thường xuyên nghe tiếng trẻ em khóc sẽ có độ cảnh giác và phản ứng nhanh hơn so với người thường. trang suc thu cong
3. Mở cửa ra, bước vào phòng rồi... quên luôn mục đích
Sẽ thực sự rất khó chịu khi bạn phải lục tung trí nhớ mà vẫn không tài nào nghĩ ra được việc quan trọng mình cần làm là gì.
Nhưng thực ra đây là một trong những lỗi thường gặp ở não bộ mà rất nhiều người gặp phải - được gọi là "hiệu ứng bước qua cửa" (doorway effect).
Cụ thể theo các thí nghiệm, não của bạn sẽ phản ứng rất... kỳ cục mỗi khi bước qua cửa. Phản ứng này khiến chúng ta quên đi những gì đang làm.
4. Lục túi lấy tai nghe rồi... nhìn thấy thứ này.
Dù đã rất cẩn thận cuốn tai nghe thành vài vòng mới cất vào túi, nhưng thứ chúng ta nhận được khi lấy ra là... một mớ bòng bong như trên.
Và tin được không - các nhà khoa học đã giải thích được chuyện này. Đó là hiện tượng mang tên:"Nút thắt tự phát ở tai nghe" - tai nghe trong túi trong quá trình di chuyển sẽ bị rung lắc, tạo nên các nút thắt. Các nhà khoa học cho biết tỉ lệ hình thành các nút thắt này là 50%.
5. Khó chịu khi bị ngứa
Đúng là không gì ức chế bằng chuyện đang làm việc mà... muỗi đốt ngứa không chịu nổi.
Thế nhưng hãy biết ơn về chuyện mình còn có thể thấy ngứa được đi. Việc cảm nhận được ngứa và hành động gãi đi kèm là những cách phản ứng nhằm loại bỏ tác nhân kích thích có tiềm năng gây hại đến cơ thể.
Nếu không thấy ngứa nữa, sẽ có ngày bạn phải hối hận đấy.
6. Vì sao bức ảnh nào cũng... xấu thảm hại???
Bạn có thấy lạ khi chúng ta thường thấy ảnh chụp ra... xấu thậm tệ so với những gì mình nhìn thấy trong gương?
Thực ra ảnh của bạn với những gì thấy trong gương... chả khác gì nhau đâu. Chúng ta thích ngắm mình trong gương hơn là vì một hiệu ứng mang tên: "sự tiếp xúc đơn thuần" - mere exposure - được phát hiện vào năm 1968. Cụ thể, chúng ta chủ yếu chỉ tiếp xúc với hình ảnh bản thân trong gương, nên đó là "phiên bản" được ưa thích nhất.
7. Hận đời khi... cuối tuần mà trời lại mưa
Sau một tuần làm việc mệt mỏi, chỉ có mỗi cuối tuần để đi chơi thì trời lại đổ mưa.
Nhưng tại sao lại là cuối tuần? Các khoa học gia tin rằng ô nhiễm không khí đã gây nên hiện tượng này. Cụ thể, lượng khí thải trong tuần từ các phương tiện giao thông, nhà máy... sẽ phản xạ lại ánh sáng Mặt trời, tạo thành mây. Lượng mây trong tuần sẽ tích tụ đến cuối tuần, khi khí thải giảm đi cũng là lúc mưa đổ xuống.
Thôi thì ít nhất hãy cũng tự an ủi rằng lúc đó bầu không khí sạch hơn rất nhiều so với những gì bạn phải chịu trong tuần.
8. Muốn đốt cháy tất cả vì... đổ sữa từ hộp bị bắn tung tóe.
Chắc ai cũng từng gặp chuyện này khi rót nước quả ra khỏi hộp đúng không?