Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ vừa thử nghiệm thành công trong việc pha nước biển nhân tạo để ươm tôm sú giống. Bằng kỹ thuật này, tôm sú giốngcó tỷ lệ nuôi sống cao hơn nuôi trong nước biển tự nhiên.



Các tác giả đã tạo ra nước biển bằng cách pha chế các hóa chất và muối tự nhiên vào nước ngọt.

Sau đó, dùng nước biển nhân tạo pha với nước biển tự nhiên theo tỉ lệ 75% nước biển nhân tạo, 25% nước biển tự nhiên, tạo thành dung dịch thích hợp để ươm tôm giống.

Theo các nhà khoa học ở đây cho biết, môi trường này tốt hơn nước biển tự nhiên.

Nước biển tự nhiên khắc phục tình trạng nồng độ muối trong nước biển thấp vào mùa mưa, nhất là những địa phương xa biển, không có điều kiện vận chuyển nhiều nước biển ươm tôm giống. Sau đó, nước biển này còn được xục khí ozone để diệt khuẩn thay thế cho phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh. Nước trong các bể ươm ấu trùng tôm liên tục được bơm tuần hoàn qua các bể lọc có chứa các loại vi khuẩn có lợi. Tag: May suc khi

Vi khuẩn sẽ biến các hợp chất chứa Ammonia độc hại trong nước thành nitrat không độc, sau cùng nước được cho chảy trở lại bể ươm. Tag: May quat nuoc

Kết quả cho thấy tỉ lệ tôm giống sống từ 85 – 90%, chất lượng lại cao vì sạch bệnh.

Phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng sản xuất tôm giống đại trà. Ngoài ra, các nhà khoa học còn thử nghiệm nuôi tôm sú bố mẹ theo phương pháp trên, bước đầu đạt kết quả khả quan. Tag: May thoi khi

Nguồn:2lua.vn/article/pha-nuoc-bien-nhan-tao-de-uom-tom-su-giong-13430.html