Bên cạnh những món chè trên, phố Tàu đã đem đến cho ẩm thực Việt một danh sách dài những món tráng miệng thơm ngon độc đáo như chè bạch quả phục linh, đu đủ tiềm, bánh trôi Tàu,… nhiều không kể xiết! Đặc trưng của các món chè từ phương Bắc là sự hòa hợp giữa các nguyên liệu để vừa đem lại sự ngon miệng lẫn nguồn dinh dưỡng dồi dào, cân bằng dưỡng chất cho cơ thể sau một bữa ăn chính thịnh soạn. Mang trong mình những yếu tố tuyệt vời đó, độ hấp dẫn của các mòn chè Tàu trên đất Việt qua bao nhiêu năm vẫn không hề thuyên giảm. Trái lại, cùng với ẩm thực Việt Nam truyền thống, chúng phát triển và hình thành những công thức chè thú vị, đa sắc, hòa trộn từ những nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Đồ trang trí handmade

Phố Tàu – cầu nối ẩm thực Hoa-Việt

Phố Tàu – China town là từ đã trở nên quen thuộc trong từ điển ẩm thực thế giới. Không chỉ xuất hiện ở những nước láng giềng như Việt Nam, phố Tàu còn lan rộng đến cả những nước phương Tây xa xôi, góp mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Với lượng dân số đông đảo, người Hoa có mặt đông đúc ở hầu hết mọi đất nước và hình thành những khu dân cư đồng hương một cách tự phát, dần dần gây dựng nên các “tiểu Trung Hoa” với văn hóa sinh hoạt, mua sắm và ẩm thực giống y như ở quê hương. trang sức thiết kế

Những con phố người Hoa có thể xem là cầu nối tuyệt vời cho sự giao thoa văn hóa giữa Trung Quốc với các nước khác, mà điển hình là Việt Nam. Chính từ các hàng quán và khu chợ này, ẩm thực Trung Quốc đã du nhập vào văn hóa ẩm thực Việt Nam thật dễ dàng, tự nhiên, hòa quyện cùng ẩm thực nước nhà sẵn có để tạo nên những dấu ấn đa quốc tộc thật độc đáo. quần áo thủ công



Trong các yếu tố được du nhập vào Việt Nam, món ăn gắn bó và đặc sắc hơn cả chính là chè. Xuất phát từ việc ưa dùng những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi và giống nhau như đậu, hạt sen, đường phèn, khoai lang, khoai mì,…món chè hai nước mau chóng tiếp xúc và tổng hòa vào nhau đến độ khó phân biệt đâu là chè Trung Hoa nguyên bản. Có một sự thật ít ai biết rằng người Trung Quốc không nấu chè với nước dừa, nhưng những công thức này khi đến miền Nam Việt Nam đã linh hoạt chuyển mình theo đặc trưng ẩm thực của địa phương, từ đó xuất hiện món chè Tàu cùng cốt dừa mà chúng ta hay ăn.



Các món chè tiêu biểu

Khá nhiều món chè thơm ngon làm nức lòng bao con người đất Việt có xuất xứ từ Trung Quốc, qua thời gian đã trở nên gần gũi với mỗi chúng ta hệt như các loại chè truyền thống khác. Hãy cùng đảo qua một vòng những món chè thân thuộc mà không bao giờ nhàm này nhé!

Chè mè đen

Đứng đầu trong danh sách các loại chè Tàu được yêu thích nhất, chè mè đen, với vẻ ngoài giản dị đặc quánh một màu đen thẫm, vẫn luôn đủ sức hấp dẫn thực khách từ Bắc tới Nam. Chè mè đen hay chè vừng đen theo cách gọi ngoài Bắc, có cái tên chính gốc là Chí mà phũ. Nguyên liệu nấu món chè này không hề phức tạp với hạt vừng đen nấu cùng bột gạo cho dẻo, vị ngon đến từ chính cái bùi bùi rất nhẹ của hạt vừng chất lượng, còn tươi, không chút ẩm mốc nào. Chè mè đen đúng chuẩn không quá ngọt, chỉ cần một thoáng đường nhẹ để giữ nguyên hương vị tươi mới của vừng. Chính vì đặc trưng thơm béo mà vẫn thanh tao mà món này phù hợp với khẩu vị của cả hai miền Nam Bắc, một bát chè nhỏ xíu chẳng có nhiều màu sắc hấp dẫn, nhưng chính cái dáng vẻ dẻo mịn nóng hổi kia đã đủ sức lôi kéo bao nhiêu con người hảo ngọt.


Chè hột gà củ năng

Đây là công thức chè khá lạ lẫm với phong cách truyền thống của ẩm thực Việt, khi dùng nguyên liệu trứng gà, là nguyên liệu vốn chỉ nấu món mặn hay làm bánh, để đưa vào chè. Tuy nhiên, chè hột gà củ năng chỉ cốt lấy cho thật khéo phần lòng đỏ tươi béo ngậy, còn phần lòng trắng nấu chín đã được quyện cùng vị ngọt của củ năng, với cái thơm của lá dứa làm át hẳn mùi tanh. Công thức này có thể thay trứng gà bằng trứng cút, chú trọng lòng đỏ là phần giàu dinh dưỡng và không dính chút vị tanh nào. Thưởng thức chè trứng gà củ năng phải theo tinh thần “làm ngay ăn liền”, hột gà sống vừa đổ vào hỗn hợp củ năng thì nhanh khuấy cho đều tay rồi dọn ra dùng luôn, sao cho lòng trắng chín vừa và lòng đỏ còn tái tái thơm béo mới cảm được hết vị ngon của món ăn.


Đậu hũ hạnh nhân

Chè Trung Quốc thường ăn nóng, nhưng không phải vì thế mà không có những công thức chè lạnh mát lòng mát dạ, hạ nhiệt ngày hè. Thoạt nhìn gần giống như món chè khúc bạch, nhưng đậu hũ hạnh nhân có nguyên liệu đơn giản và bổ dưỡng hơn rất nhiều. Nếu như viên “đậu hũ” trong khúc bạch có cái ngầy ngậy của kem đánh thì đậu hũ hạnh nhân truyền thống chỉ là thạch nấu sữa cùng chiết xuất hạnh nhân đậm đặc, trên mặt rắc thêm vài lát hạnh nhân tươi giòn giòn. Món thạch chè này ăn rất mát, mùi hương nồng nàn không “dễ chơi” nhưng quen rồi sẽ nghiện. Người ta tạo ra rất nhiều biến thể cho đậu hũ hạnh nhân, vừa là để thêm màu sắc bắt mắt vừa tăng độ dinh dưỡng, thường thấy nhất là đậu hũ hạnh nhân nấu đu đủ, lê, bạch quả…