Ở miền Tây, chuyện nhân viên làm việc ở các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng là chuyện bình thường. Câu hỏi đặt ra là, công sức các nhân viên này bỏ ra có đáng để được hưởng mức lương đó hay không?
Sẽ không có gì đáng bàn về mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng nếu các nhân viên XSKT , Xo So Dak Lak bỏ công sức “chịu nắng, đội mưa”, nhẫn nhịn mời từng tờ vé số ở từng quán nước, quán nhậu ven đường đến các hang cùng ngõ hẻm. Thực tế, đó là công việc của hàng vạn người nghèo đang làm công việc “mang thần tài hè phố đến cho mọi người” ở miền Tây.
Cái cảnh sáng sớm vừa mở cổng nhà đã có người bán vé số đợi sẵn để mời mua là chuyện bình thường ở ĐBSCL. Ở đây cứ bước chân ra đường là gặp người bán vé số, đủ các thành phần, già trẻ, lớn bé, nam nữ, người tàn tật,...
Người bán nhiều, người mua vé cũng lắm. Người có điều kiện thì mua cả chục tờ, thậm chí cả trăm tờ; người không có thì mua vài tờ. Mỗi tờ vé số mệnh giá 10.000 đồng, người bán vé số được lời 1.000 đồng.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Long, bán vé số dạo gần chục năm nay, nhà ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, kể, có ngày anh cầm xấp vé cả 100 tờ, đến hơn 13h thì hết veo. Nhưng cũng có ngày anh mang trả đại lý, số vé còn lại đi chạy vạy năn nỉ mãi vẫn không ai mua, có khi phải ôm cả chục tờ vé số ế.
Nghề bán vé số dạo đã tạo công ăn việc làm và nuôi sống rất nhiều gia đình ở vùng ĐBSCL; cũng có những gia đình nhờ bán vé số mà nuôi con ăn học thành tài. Song con số này rất hiếm, phần lớn người bán vé số thuộc diện neo đơn, nghèo khó, thất học...

Từ đầu năm 2014, quy định trả vé lại càng khắc nghiệt hơn. Thay vì được trả lại đại lý 30% số vé đã lấy vào 15 giờ hàng ngày như trước đây, nay người bán vé số nghèo chỉ được trả từ 5 - 15% (tùy vào quy định của mỗi công ty). Quy định mới này đã đẩy hàng loạt người nghèo bán vé số vào cảnh mắc nợ, ôm vé số ế mà bỏ về quê. Bởi số vé họ phải ôm ngày càng nhiều, vốn "âm" dần dẫn đến nợ nần.

Không chỉ vậy, người bán vé số dạo còn gặp nhiều rủi ro như bị cướp giật vé số, bị các đối tượng cạo sửa làm số trúng thưởng giả, những người già, người tàn tật không phát hiện được, bị lừa một lần là trắng tay.
Có một thực tế là các công ty XSKT , XSMT không bao giờ lỗ! Họ luôn tính toán để làm sao doanh thu từ phát hành vé số hàng ngày luôn luôn cao hơn tổng giá trị các giải thưởng. Lời cao như vậy, lại "ép" những người trực tiếp đi bán vé số hàng ngày đến mức cùng cực, nên những người nhàn nhã trong công ty luôn lĩnh lương cao.
Thực tế các công ty XSKT cũng đóng góp công trình phúc lợi cho địa phương, thực hiện chương trình an sinh xã hội. Và nhiều địa phương còn đang xem các công ty XSKT là “bầu sữa” để trục lợi.
Trong năm 2015 vừa qua, liên tiếp lộ ra các câu chuyện công ty XSKT chi tiền tỷ “thả ga” cho quan chức địa phương đi "công tác", du lịch. Mới đây dư luận lại xôn xao chuyện một công ty XSKT trả lương nhân viên hàng chục triệu, lương lãnh đạo gần trăm triệu mỗi tháng.

XSKT là lĩnh vực kinh doanh độc quyền. Lượng khách hàng “truyền thống” không bao giờ cạn bởi người miền Tây có thói quen mỗi ngày đều mua vài tờ vé số, vừa cầu may, vừa xem như giúp người bán vé dạo bớt nghèo khổ.
Tiếp xúc với phóng viên, một cán bộ có thâm niên công tác trong một công ty XSKT ở miền Tây, xin được giấu tên, cho biết, cứ phát hành được 1 triệu tờ, các công ty XSKT kiếm ít nhất 1 tỷ đồng. Hiện nay, riêng vùng ĐBSCL có hàng chục nghìn người bán vé số dạo, đó là đội ngũ nhân sự khổng lồ cho các công ty XSKT ở miền Tây như Tiền Giang, Cà Mau... khai thác. Lượng "nhân sự" này kiếm tiền tỷ cho các công ty XSKT mỗi ngày mà công ty không phải nhọc công quản lý, trả lương.
ket qua xo so Đăk Lăk ngày hôm nay .
Cứ 1 tuần, mỗi công ty XSKT được phát hành 1 lần, tức mỗi năm phát hành khoảng 52 đợt, và đương nhiên đợt nào cũng lời to. Cộng đồng thì cám cảnh cho những phận đời bán vé số luôn cầm “thần tài may mắn” trên tay nhưng “thần tài” chưa bao giờ “mỉm cười” với chính họ!