Sáng chế mới: Máy đo đường huyết không gây đau

“Không ai cần phải chịu đau đớn, dù đó chỉ vết châm đầu ngón tay”. Xuất phát từ ý tưởng đó, người ta vừa chế ra máy đo lượng đường bằng tia hồng ngoại. Chỉ 10 giây có kết quả và không đau...

Xem thêm bài viết: Vải địa kỹ thuật, Thiết kế kiến trúc nhà phố,
ViAnPharma JSC
Điện thoại: 0964.366.845


Thay vì phải chích đầu ngón tay để lấy máu như từ trước đến nay, các nhà khoa học Hồng Kông đã chế tạo và thử nghiệm thành công một thiết bị y học mới để đo nồng độ đường trong máu mà không hề gây đau. Có kích thước bằng một máy điện thoại di động, thiết bị này phát ra một tia hồng ngoại yếu xuyên qua da trên ngón tay để phát hiện và đo lượng đường trong máu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Thiết bị này chuyên dùng để phát hiện đường glucose trong máu, dù chỉ một lượng nhỏ.

Về nguyên lý hoạt động của thiết bị, Giáo sư Joanne Chung, thuộc Khoa Điều dưỡng của Trường Đại học Tổng hợp Hồng Kông, giải thích: “Khi bạn bay đến Hồng Kông, bạn sẽ thấy có những máy dò nhiệt khi bạn đang làm thủ tục hải quan để nhập cảnh. Về nguyên tắc hoạt động thì những máy phát hiện nhiệt đó cũng tương tự như sáng chế này của chúng tôi”.

Một nhóm 28 chuyên gia – bao gồm bác sĩ, y tá, kỹ sư, chuyên gia vi tính, và các nhà toán học đến từ Úc – đã cùng làm việc cật lực với các nhà khoa học ở Hồng kông trong suốt 4 năm qua để nghiên cứu và chế tạo thiết bị này.

Năm cuộc thử nghiệm lâm sàng vừa qua cho thấy thiết bị này đạt mức độ chính xác 85%. Sản phẩm y học mới này đã đoạt huy chương vàng tại cuộc Triển lãm Phát minh ở Geneva, Thụy Sĩ, vào tháng 4 vừa qua và sẽ được bán ra thị trường trong vòng 1 năm nữa.


“Không ai cần phải chịu đau đớn, dù đó chỉ vết châm đầu ngón tay”

Sáng chế này sẽ đặ biệt hữu ích cho việc kiểm tra đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một bệnh phát sinh từ tình trạng tuyến tụy sản xuất quá ít hoặc không sản xuất được insulin – chất kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Không có khả năng lưu giữ đường, bệnh nhân sẽ mất đi một nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể và có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương dây thần kinh, mù lòa và các bệnh khác về mắt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), toàn thế giới hiện có khoảng 180 triệu người mắc bệnh tiểu đường và con số này sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030. Trong năm 2005, 1,1 triệu người đã tử vong vì bệnh này.

Trong nhiều thập kỷ qua, các bác sĩ theo dõi lượng đường trong máu của bệnh nhân bằng những thiết bị qui ước, theo đó, họ phải châm đầu ngón tay bệnh nhân để lấy máu, có khi nhiều lần trong ngày. Mặc dù đạt mức chính xác từ 80 - 85%, nhưng qui trình xét nghiệm như thế được xem là kém hoàn thiện.

Giáo sư Chung nói: “Trên phương diện điều dưỡng, mọi người đều có quyền không phải chịu bất kỳ sự đau đớn nào, ngay cả khi đó chỉ là một vết châm trên đầu ngón tay”.