Quán cơm văn phòng hay cơm bình dân đâu đâu cũng có, chỉ cách mấy trăm mét là chúng ta có thể tìm thấy được một quán cơm với đầy đủ các thể loại món ăn. Chính vì thế, tính cạnh tranh cho các quán cơm là rất cao, muốn thu hút được nhiều khách hàng nhất đòi hòi cơm của quán mình tạo ra phải là chất lượng nhất, ăn một lần là nhớ mãi để khách sẵn sàng quay lại dùng bữa tiếp theo. Nếu không làm được điều này, thì dù những món ăn của quán cơm bạn có phong phú và đa dạng đến chừng nào, khách hàng cũng sẽ không ngại ngần từ bỏ để tìm đến một địa chỉ hấp dẫn hơn.
Bạn đang có dự định mở một quán cơm văn phòng hay quán cơm bình dân nhưng băn khoăn, lo lắng vì chưa có kinh nghiệm lựa chọn thiết bị phù hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bài viết sau sẽ cho biết thiết bị cơ bản nào bạn cần có để đạt được những thành công trong kinh doanh quán cơm của mình.
Bạn cần một địa điểm bán com binh dan (hiển nhiên rồi - tạm gọi là Shop) nhưng không cần quá to, quá tốt vì mô hình của tôi là mô hình "Take away" (tức là ăn tại chỗ thì ít mà cầm về nhà là chính).

Để mở quán cơm bình dân bạn lên kế hoạch thực đơn cho 7 ngày trong tuần, ví dụ trưa thứ 2 gồm rau cải luộc, đậu phụ xào thịt, canh măng chua, thịt bò xào cần. Tối thứ 2 gồm rau muống luộc, cá kho, thịt gà rang, canh dưa chua... có thêm các món lựa chọn khác (gọi là menu 2, menu 3) và thêm món phụ như lạc rang muối, giò chả, dưa chua, nhộng tằm rang, salat...
Nhớ niêm yết ra bảng trước cửa nhé, khi mình làm thực đơn theo ngày tức là mình cam kết với khách hàng rằng mình không bán đồ cũ, đồ thừa. Phần này cũng tuỳ thuộc vào món thời vụ và đặc điểm dân cư, nói chung không cần bàn nhiều.
Tiếp đến là tìm người làm món: Đây là mấu chốt thành công trong phương án kinh doanh này. Bạn không thể tìm một người đầu bếp hoàn hảo trong mọi món ăn của bạn, do vậy bạn phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu ăn ngon, sạch với giá hợp lý của mọi người.
Bạn cần liên hệ với các hội phụ nữ của phường sở tại để tìm người làm 'bán thời gian' cho bạn. Khi vào hội phụ nữ, họ sẽ giúp bạn tìm được người làm (và làm rất ngon, lại rẻ nữa chứ), bạn đặt hàng họ làm những món mà theo bạn là ngon.
Họ luôn dậy được sớm tập thể dục, nhân tiện ra chợ mua đồ cho rẻ và về nhà họ cũng phải nấu ăn cho gia đình nữa. Hàng ngày họ sẽ làm những món đó và mang ra Shop của bạn vào khoảng 10h trưa và 5h chiều để bạn cho vào Menu. Bạn cần nhớ rằng đến món dưa chua bạn cũng nên đặt hàng chứ đừng tự làm nếu món đó không ngon. (Tôi không hiểu tại sao đến món dưa dễ làm như vậy mà tôi khó kiếm được đĩa dưa ngon ở mấy quán ăn bình dân nhỉ???)
Cũng cần nhớ rằng bạn chỉ nên đặt hàng mỗi người không quá 2 món nhé (để họ không quá tải, và nếu họ đột xuất có việc thì mình không bị nhỡ tất cả hàng).
Tại Shop của bạn, bạn chỉ việc cắm cơm, rửa rau cho thật sạch và làm một hai món rau luộc, lạc rang... Chưa hết, bạn cũng nên liên hệ với vài nơi làm giò chả thật ngon, thịt heo quay thật tuyệt để chờ các thượng đế đến và 'take away'.
Với cách làm này, địa điểm không phải là yếu tố quyết định, một vỉa hè rộng cũng có thể làm được, vấn đề là bạn nhanh chóng tạo dựng thương hiệu và làm vài chiến dịch marketing như kiểu của mấy cửa hàng gas chẳng hạn.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán cơm bình dân sau nhiều năm làm việc xin cùng chia sẻ.
Tôi mong rằng nhiều gia đình sẽ vứt bớt đồ làm bếp nhà mình để làm khách hàng chung thân của bạn vì: ăn ngon, ăn sạch, ăn rẻ (chắc chắn là rẻ hơn đấy: bạn thử nghĩ xem, khi bạn rời văn phòng về để ra chợ tức là bạn đã phải mua đắt hơn khi mua buổi sớm rồi, bạn mua với khối lượng ít hơn cũng đắt hơn rồi, rồi tiền gas, tiền dầu ăn, gia vị, điện nước, khấu hao máy móc dụng cụ, công sức...).
Quan niệm rẻ ở đây không có nghĩa là phải rẻ hơn và bằng với các quán cơm bình dân khác. Tôi nghĩ chắc chắn giá phải cao hơn mặt bằng chung nhưng bù lại là sự sạch sẽ, cam kết về thức ăn mới, đồ ăn ngon.